Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân bị đau dạ dày phần lớn đến từ việc ăn uống không hợp lý. Một câu hỏi được đặt ra là bị đau dạ dày nên ăn gì để thuyên giảm cơn đau hiệu quả là điều mà đông đảo mọi người quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết cơn đau dạ dày
Cơn đau dạ dày thường được khởi phát tại vùng thượng vị ở vùng chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải một chút. Đau âm ỉ hoặc dữ dội rồi lan ra sau lưng. Đau bụng thường gặp lúc đói hoặc đau về ban đêm. Một số trường hợp cũng có thể đau sau khi ăn khiến người bệnh cảm giác tức nặng bụng, cảm giác khó nuốt nên không ăn được nhiều.
Đau dạ dày xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng đa dạng khác. Cụ thể như:
– Ợ chua hoặc trào ngược axit.
– Buồn nôn.
– Đầy hơi.
– Ợ hơi, thức ăn có vị đắng hoặc mùi hôi.
– Hơi thở có mùi hôi hoặc bị chua.
2. Nguyên tắc chung trong xây dựng chế độ ăn tốt cho người đau dạ dày
Chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốt cơn đau dạ dày. Cụ thể, khi người bệnh lựa chọn các thực phẩm có lợi sẽ giúp giảm gánh nặng lên dạ dày, ngăn ngừa tình trạng tăng tiết axit dịch vị nhờ đó thuyên giảm hiệu quả cơn đau. Ngược lại, nếu ăn uống không hợp lý sẽ khiến cơn đau dạ dày thêm dữ dội và dễ phát triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày cần thực hiện theo các nguyên tắc chung như sau:
– Tập trung vào các thực phẩm tốt cho dạ dày: Thực phẩm giàu chất xơ, cung cấp đủ vitamin, thực phẩm có lợi khuẩn, thực phẩm chống oxi hóa.
– Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Ăn cháo, súp, bánh mì,… Ưu tiên các món nấu theo công thức kho, hầm, luộc thay vì các món ăn chiên, rán, xào qua dầu.
– Uống đủ nước trong ngày: Nước tham gia vào hoạt động tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Cần duy trì ít nhất từ 2l nước với người trưởng thành.
– Thực hiện các thói quen ăn uống khoa học: Ăn đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa; Tập trung lúc ăn; Không nên ăn quá no hoặc để bụng bị quá đói,..
3. Bị đau dạ dày nên ăn gì? Top 3 thực phẩm người đau dạ dày không thể bỏ qua
3.1. Bị đau dạ dày nên ăn gì? Ăn rau xanh và hoa quả tươi
Rau xanh và hoa quả tươi đóng vai trò cung cấp đủ lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Chất xơ có lợi cho hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ hấp thụ một phần axit dạ dày – đây đều là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày.
Người bệnh đau dạ dày nên ưu tiên lựa chọn nhóm rau có màu xanh thẫm (bắp cải, súp lơ, rau mồng tơi,..), các loại củ quả tươi như khoai lang, ớt chuông, thanh long, táo, chuối, dưa hấu,…
3.2. Sữa chua
Sữa chua cung cấp lượng lớn các lợi khuẩn và hoạt động như một chất đệm bao phủ thành dạ dày tạm thời, hạn chế cảm giác kích thích lớp niêm mạc do axit, làm dịu các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra.
Một gợi ý khi lựa chọn loại sữa chua cho người đau dạ dày là nên chọn những loại sữa chua tách béo hoặc ít béo vì chất béo có thể mở cơ ngăn cách thực quản và dạ dày và cho phép axit đi ngược lên trên làm tăng nguy cơ trào ngược.
3.3. Bị đau dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ở dạ dày
Gọi tên những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ở dạ dày như nghệ, gừng, mật ong. Nhóm thực phẩm kể trên được biết đến là những bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả được áp dụng rộng rãi ở mỗi gia đình.
Nghệ và gừng bổ sung tính kiềm giúp trung hòa lượng axit dạ dày và có tác dụng kháng viêm, giảm kích ứng và làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả. Mật ong vừa chống oxy hóa vừa giúp tiêu diệt gốc tự do góp phần kiểm soát trào ngược dạ dày, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
Bên cạnh nghệ, gừng, mật ong, người bệnh có thể sử dụng như nha đam, rễ cam thảo, đậu bắp,.. cũng là những lựa chọn tốt cho dạ dày.
4. Đau dạ dày khi nào cần chủ động thăm khám?
Đối với trường hợp người bệnh đau dạ dày khi đã thực hiện nghiêm túc về chế độ ăn lành mạnh và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý mà cơn đau vẫn không được thuyên giảm thì cần chủ động thăm khám sớm vì có thể đau dạ dày đến từ các nguyên nhân bệnh lý.
Ngoài ra, khi bạn vừa bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc nôn sau ăn, nôn ra máu, rối loạn phân,.. thì cũng cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để được chẩn đoán chính xác về bệnh lý gặp phải nếu có.
Như vậy, bị đau dạ dày nên ăn gì và khi nào cần thăm khám là những thông tin mỗi người đều cần nắm rõ. Không chủ quan với cơn đau dạ dày, chủ động phòng bệnh hiệu quả ngay từ chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày là cách tốt nhất chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.