Bệnh viễn thị là một trong những bệnh lý về thị giác khá phổ biến hiện nay. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc viễn thị. Bệnh gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người mắc và có triệu chứng khá giống bệnh lão thị ở người cao tuổi. Vậy căn bệnh viễn thị là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Viễn thị là gì?
Bệnh viễn thị (Hyperopia) là một tật khúc xạ ở mắt. Bệnh còn được gọi là tật viễn thị hay chứng viễn thị. Người bị viễn thị có thể nhìn được các vật ở khoảng cách xa nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn các vật ở cự ly gần. Thông thường, ảnh của sự vật khi đi qua các hệ thống quang học của mắt sẽ được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được mọi sự vật. Tuy nhiên, do sự sai lệch của khúc xạ, các tia sáng phản ánh sự vật chiếu vào mắt hội tụ phía sau võng mạc. Khi đó, mắt của người bệnh cần tự điều chỉnh để đưa hình ảnh hiển thị từ phía sau về đúng vị trí phía trên võng mạc.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, thường xuyên có các biểu hiện như đau đầu, mỏi mắt, đỏ mắt khi cố gắng điều tiết mắt để nhìn hay đọc sách ở cự ly gần, khi nhìn xa mắt sẽ thấy mọi vật rõ ràng hơn nhưng thường phải nhăn trán, nheo mắt, nhìn lâu có cảm giác mệt mỏi. Người mắc viễn thị khả năng tập trung thường kém hơn so với người bình thường.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh
2.1. Yếu tố bẩm sinh
Người mắc bệnh viễn thị bẩm sinh là do trục nhãn cầu mắt ngắn. Vì vậy, ảnh phản ánh sự vật hiện ra sau võng mạc. Đối với trẻ nhỏ, kích thước của mắt sẽ thay đổi theo chiều cao cơ thể và độ viễn thị cũng giảm dần. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, ảnh phản ánh sự vật hiện đúng trên võng mạc thì mắt không tăng trưởng nữa và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mắt ngừng tăng trưởng, trẻ sẽ bị viễn thị bẩm sinh. Viễn thị có yếu tố di truyền, nghĩa là trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thị thì con có nguy cơ cao bị viễn thị.
2.2. Không đảm bảo khoảng cách tầm nhìn
Điều này thường xảy ra trong học đường, việc duy trì thói quen nhìn xa khiến mắt luôn phải làm việc quá mức, thể thủy tinh luôn xẹp xuống, lâu dần mất tính đàn hồi, mất dần khả năng phồng. Một vài lý do khiến mắt không đảm bảo được tầm nhìn là bởi quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem tivi, sử dụng vi tính không hợp lý…
2.3. Thể thủy tinh bị lão hóa do tuổi tác
Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. do thời gian sử dụng lâu, lao động của đôi mắt căng thẳng nên giác mạc bị biến dạng khiến điểm hội không đặt đúng võng mạc; do không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống (dãn), lâu dần mất tính đàn hôi, mất dần khả năng phồng; do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Tính đàn hồi càng giảm, mắt càng khó tập trung vào các mục tiêu ở gần. Từ tuổi 40, mắt bắt đầu suy giảm nên thông thường phải sử dụng kính 1 độ, sau đó cứ năm năm lại tăng thêm khoảng 1 độ.
2.4. Mắc các bệnh lý khác về mắt khác
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viễn thị có thể do một số tình trạng sức khỏe khác như: bệnh võng mạc hoặc khối u mắt gây ra.
3. Phương pháp điều trị căn bệnh viễn thị
Đối với trẻ em, tình trạng viễn thị có xu hướng cải thiện dần khi lớn vì nhãn cầu phát triển và đôi mắt trẻ lúc này khá linh hoạt. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị viễn thị vẫn cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên của các bác sĩ nhãn khoa. Bởi nếu không phát hiện sớm hoặc không được mang kính sớm, trẻ có thể bị mắc bệnh nhược thị.
Đối với người lớn, phương pháp được sử dụng phổ biến là đeo kính hoặc kính áp tròng để điều chỉnh thị lực. Kính làm thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt, giúp đưa hình ảnh phản chiếu vật về đúng vị trí trên võng mạc, do đó, người bệnh có thể nhìn được mọi vật ở gần 1 cách rõ nét.
Với trường hợp những người không muốn đeo kính vì bất tiện, người bệnh có thể phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser để chữa trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc. Tuy nhiên, phương pháp này hiện khá tốn kém chi phí và thường xảy ra một số biến chứng không mong muốn.
4. Cách phòng ngừa viễn thị
Mặc dù không thể ngăn chặn viễn thị nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt sáng. Người bệnh viễn thị cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang và dưa hấu có chứa vitamin A và beta carotene tốt cho mắt. Cần đảm bảo môi trường học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng, thường xuyên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím.
Đặc biệt, người bệnh viễn thị cần có thói quen thăm khám và kiểm tra mắt định kì để kịp thời phát hiện, chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm. Người bệnh có thể thăm khám tại các cơ sở uy tín, trong đó chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Tại Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt đầu ngành, giàu kinh nghiệm thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp tình trạng bệnh. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán hình ảnh chính xác, quan sát tổn thương giác mạc, đo kích thước các tổn thương,…
Hi vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh viễn thị ở mắt. Nếu như bạn có vấn đề nào còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu về các chương trình thăm khám hay điều trị viễn thị tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!