Bệnh viêm cơ tim nếu không được điều trị sớm, bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến biến chứng rất nhanh và trầm trọng, thậm chí bệnh nhân có thể có nguy cơ tử vong cao. Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm cơ tim và những điều cần biết, bạn đọc nên tham khảo.
Menu xem nhanh:
Bệnh viêm cơ tim là gì?
Bệnh viêm cơ tim là tình trạng viêm khối cơ dày của thành tim. Người bệnh có thể mắc phải bệnh này do biến chứng của bệnh nhiễm trùng, bệnh mô liên kết, nhiễm độc hoặc do nhiễm phải virus, nam giới là những đối tượng dễ mắc phải bệnh này hơn nữ giới. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm cơ tim cấp
Viêm cơ tim cấp phần lớn do các loại virus tấn công vào cơ tim. Bệnh có diễn tiến đột ngột. Khởi phát ban đầu của bệnh có thể chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường như sốt, ho, sổ mũi nhưng chỉ vài ngày sau đã gây ra biến chứng như viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy tim.
Viêm cơ tim cấp hay gặp ở người trẻ, 20-40 tuổi. Thể bệnh này gặp quanh năm nhưng gặp nhiều ở mùa mưa khi thời tiết chuyển lạnh.
Viêm cơ tim chu sản
Bệnh viêm cơ tim chu sản thường gặp ở sản phụ ≥ 30 tuổi. Bệnh bắt đầu ở tuần 20 của thai kỳ và kết thúc ở giai đoạn hậu sản gọi là chu sinh. Hiện tại vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây bệnh. Có ý kiến cho rằng sự thiếu hụt về chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân. Có ý kiến lại nhận định cơ tim chu sản là một dạng của viêm cơ tim xuất hiện từ nhiễm khuẩn, tự miễn… Một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là hậu quả của bệnh viêm cơ tim.
Với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản. Những phụ nữ sinh đẻ ở tuổi cao, sinh nhiều lần, sinh đôi cũng dễ mắc bệnh này.
Biểu hiện mắc bệnh là: sản phụ mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, có cảm giác bị chẹn ở ngực, đau ngực, phù hai chi dưới, đầy bụng và có cảm giác ăn uống chậm tiêu.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cơ tim
Mỗi bệnh nhân mắc bệnh viêm cơ tim thường có một triệu chứng khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ ở mỗi người mà có những triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể:
- Cảm giác đau tức ngực.
- Nhịp tim bị rối loạn (đập nhanh hoặc bất thường).
- Thường xuyên cảm thấy khó thở, kể cả lúc nghỉ ngơi hay hoạt động mạnh.
- Mắt các chân và bàn chân có dấu hiệu bị phù nề.
- Chán ăn, mệt mỏi.
Nếu bệnh nhân mắc bệnh là do nhiễm virus thì có thể xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, đau khớp, sốt, đau họng, tiêu chảy, thậm chí người bệnh có thể bị ngất đột ngột mà không biết rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm cơ tim nguy hiểm không?
Người bệnh viêm cơ tim nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nặng có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:
– Cơ tim giãn: Viêm cơ tim do virus sẽ làm kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại tình trạng này. Tuy nhiên, chính phản ứng miễn dịch quá mức, cùng với sự tấn công của virus lại tiếp tục làm tổn thương tới tế bào cơ tim, kéo theo một loạt quá trình bệnh lý phức tạp, và hậu quả cuối cùng thường là cơ tim giãn.
– Suy tim: cơ tim bị tổn thương làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim.
– Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Khi hiệu quả bơm máu của tim giảm, máu có thể bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển tới các mạch máu, làm tắc mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
– Rối loạn nhịp tim: Sự tổn thương của các tế bào cơ tim không chỉ giảm chức năng bơm máu của tim, mà còn làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim và phát triển các rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Điều trị viêm cơ tim bằng cách nào?
Điều trị viêm cơ tim tùy vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp.
Với trường hợp viêm cơ tim nhẹ ở người lớn có thể điều trị khỏi và hồi phục hoàn toàn. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, kết hợp với các thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp viêm cơ tim nặng, người bệnh ngoài việc sử dụng một số loại thuốc điều trị khác như thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc đối kháng thụ thể angio tensin II (ARBs), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu,… nhằm làm giảm các triệu chứng suy tim và chống rối loạn nhịp tim. Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật hoặc cấy ghép các thiết bị hỗ trợ cho tim như thiết bị hỗ trợ tâm thất, nong động mạch chủ, trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể và nặng nhất là phải ghép tim khẩn cấp.
Điều trị viêm cơ tim tại bệnh viện Thu Cúc
– Đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hội tụ các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ là những chuyên gia tim mạch hàng đầu như:
- Đại tá, PGS., TS., BS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia Tim mạch với hơn 40 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội.
- Bác sĩ Chuyên khoa Cấp I Phạm Hồng Vân – Bác sỹ Nội, Chuyên khoa Nội tim mạch. Có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và Khoa Tim mạch, Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Bác sĩ CKII Y học lao động Nguyễn Ngọc Lân – nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội chung tại Bệnh viện tuyến cuối Quân đội (Y học Hàng không).
-Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị những thiết bị y tế hiện đại nhất giúp tầm soát bệnh sớm và hỗ trợ trong điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
-Hệ thống đặt lịch khám chuyên nghiệp, nhanh chóng giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho người bệnh. Theo đó người bệnh chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.
-Cơ sở vật chất, phòng bệnh hiện đại, sạch đẹp, đội ngũ y tá, điều dưỡng nhiệt tình chăm sóc bệnh nhân, giúp rút ngắn quá trình điều trị, bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
Ý kiến người bệnh
“Người nhà tôi có thường đến bệnh viện Thu Cúc để thăm khám. Gặp vấn đề về tim mạch thường khám bác sĩ Quýnh, bác sĩ rất nhiệt tình lại hiền lành chu đáo. Chi phí khám tại viện cũng không cao lại có bảo hiểm nên tôi cảm thấy khám ở đây rất tiện, không mất thời gian chờ đợi”. – Cô Bình, 59 tuổi, Hà Nội.