Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng từ xa xưa, do vậy sự đa dạng của các cách chữa dân gian là điều dễ lý giải. Bài viết này cùng bạn giải đáp băn khoăn “Bệnh trĩ và cách chữa dân gian: có nên áp dụng?”
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những biểu hiện gây phiền toái cho người mắc
1.1. Lý giải cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có đặc trưng là các khối thừa trong ống hậu môn và quanh mép hậu môn, gây ra những bất tiện và vướng víu cho người mắc, được gọi là búi trĩ. Các búi trĩ này hình thành từ tình trạng giãn nở của tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Các chuyên gia lý giải cơ chế giãn ra này bắt nguồn do các giả thuyết sau:
– Theo giả thuyết mạch máu: sự giãn nở tạo ra búi trĩ bắt nguồn từ sự ứ trệ máu tại tĩnh mạch hậu môn.
– Theo giả thuyết cơ học: sự giãn nở tạo ra búi trĩ bắt nguồn từ việc chịu quá nhiều áp lực cơ học lên ổ bụng, hậu môn và trực tràng.
Trĩ có thể được chia thành 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại, dựa vào vị trí của chúng so với đường lược. Trĩ nội nằm trên đường lược và trong ống hậu môn, sa ra ngoại theo các cấp độ nặng dần. Trĩ ngoại ngược lại: nằm ngoài ống hậu môn ngay từ đầu và dưới đường lược. Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh thường được phân theo 4 cấp độ dựa vào độ sa của búi trĩ (đối với trĩ nội) và độ sưng to, nặng nề của búi trĩ (đối với trĩ ngoại). Trong 4 cấp độ, giai đoạn bệnh nhẹ có thể điều trị bằng thuốc và khi bệnh nặng lên cần can thiệp ngoại khoa.
1.2. Biểu hiện phiền toái mà bệnh trĩ gây ra
Bệnh trĩ gây ra những biểu hiện khiến bệnh nhân rất khổ tâm và ám ảnh như sau:
– Đối với trĩ nội: Bệnh nhân đi đại tiện kèm máu thường xuyên – đặc trưng của trĩ nội. Lượng máu tăng dần theo cấp độ bệnh, máu có màu đỏ tươi do giàu oxy, đôi khi ra theo tia máu nếu bệnh tình đã nặng.
– Đối với trĩ ngoại, đặc trưng của bệnh là những cơn đau. Trĩ ngoại gây ra cơn đau dữ dội bởi búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, do đó cọ xát và dễ chịu tổn thương khi mặc quần áo, khi ngồi hoặc nằm ngửa, khi tiếp xúc với bề mặt cứng.
Bên cạnh đặc trưng của từng loại, nhìn chung bệnh trĩ đều có các biểu hiện đau đớn, chảy máu, hậu môn ngứa rát, cộm vướng. Ngoài ra, búi trĩ còn phát triển và sa ra ngoài hoặc tắc nghẹt hậu môn, gây ra những ám ảnh và tự ti cho người bệnh.
2. Kiểm chứng các cách chữa trĩ dân gian – có nên áp dụng?
2.1. Bệnh trĩ và cách chữa dân gian: Tại sao lại có các bài thuốc dân gian điều trị trĩ?
Bệnh trĩ được nhận thức từ xa xưa, do vậy có rất nhiều bài thuốc dân gian được sinh ra và truyền tai nhau để điều trị bệnh.
Đa số các bài thuốc dân gian đều có bắt nguồn từ các nguyên liệu tự nhiên, đặc biệt là các loại lá và chế phẩm của chúng. Đặc điểm chung của các loại nguyên liệu này là đều có thành phần nào đó có khả năng hỗ trợ làm biểu hiện bệnh trĩ thuyên giảm như: hỗ trợ giảm đau, giảm ngứa rát,.. Do vậy, nhiều người tin tưởng và sử dụng chúng như trong điều trị bệnh trĩ.
2.2. Bệnh trĩ và cách chữa dân gian: Có nên áp dụng trong điều trị trĩ?
Mặc dù khá phổ biến và được coi như bài thuốc điều trị bệnh, song trên thực tế, đa phần các cách chữa dân gian đều không điều trị triệt để và hiệu quả bệnh trĩ. Hầu hết các loại thuốc dân gian đều chỉ có tác dụng hỗ trợ. Thậm chí chỉ có tác động phần nào đó lên búi trĩ. Dược tính của chúng không bằng các loại thuốc tây y, chưa kể một số loại thuốc chưa được kiểm chứng hiệu quả thật sự.
Ngoài ra, một số cách áp dụng sai lầm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây lở loét, viêm nhiễm, nhiễm trùng búi trĩ dẫn đến hoại tử.
Do vậy, xét về hiệu quả và tính an toàn thì cách chữa dân gian không nên được tự ý áp dụng. Bệnh nhân cần thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp. Chỉ khi điều trị chuyên khoa, bệnh nhân mới có thể hoàn toàn loại bỏ các búi trĩ một cách triệt để và an toàn.
3. Điều trị trĩ ra sao thay vì tự chữa bằng thuốc dân gian?
Bệnh trĩ thường được điều trị dựa vào cấp độ của bệnh. Đối với các dạng bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa. Đối với trĩ dạng nặng, cần can thiệp ngoại khoa mới có thể loại bỏ trĩ hoàn toàn.
3.1. Điều trị nội khoa (bằng thuốc) cho bệnh trĩ dạng nhẹ
Đối với bệnh trĩ đang ở giai đoạn nhẹ, các biểu hiện chưa quá phiền toái với người mắc thì có thể điều trị bằng các loại thuốc. Đây cũng được coi là giai đoạn vàng cho điều trị nói chung do khá đơn giản và nhẹ nhàng.
Các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám kỹ lượng sẽ kê thuốc cho bệnh nhân nhằm mục đích: giảm đau – giảm triệu chứng, hỗ trợ nhuận tràng và tăng độ bền tĩnh mạch cho bệnh nhân. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ thăm khám lại để đảm bảo hiệu quả.
3.2. Điều trị bệnh trĩ bằng các can thiệp ngoại khoa
Bệnh nhân cần được can thiệp loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa khi búi trĩ tiến triển và thuốc không còn có nhiều tác dụng.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị trĩ bằng can thiệp phẫu thuật như sau:
– Milligan Morgan – Ferguson: Phương pháp cắt trĩ kinh điển, trong đó tiến hành cắt riêng lẻ từng búi trĩ, sau đó khâu buộc cuống búi trĩ lại với nhau. Búi trĩ được loại bỏ rất triệt để.
– Thắt mạch – khâu treo búi trĩ: Dùng máy siêu âm Doppler tiến hành khâu thắt mạch. Sau đó lượng máu đổ về búi trĩ sẽ giảm. Búi trĩ cũng từ đó tự thu nhỏ thể tích.
– Phương pháp mổ trĩ Longo: Sử dụng súng Longo, tiến hành loại bỏ trĩ theo nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt và khâu phần mạch máu cung cấp, búi trĩ sẽ bị tác động co nhỏ lại.
– Mổ trĩ không dao kéo Laser Diode: Công nghệ hiện đại và tối tân trong điều trị trĩ. Đặc điểm của phương pháp này là không sử dụng đến dao kéo mổ xẻ. Bác sĩ sẽ triệt mạch trĩ, đánh xẹp mô trĩ bằng năng lượng Laser, hạn chế xâm lấn đến mức tối thiểu. Nhờ đó, bệnh nhân không đau đớn hay chảy máu, nhanh chóng phục hồi hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp: Bệnh trĩ và cách chữa dân gian – có nên áp dụng hay không. Bệnh nhân cần thăm khám và điều trị chuyên khoa bệnh trĩ để hiệu quả điều trị được đảm bảo.