Một trong những quan tâm hàng đầu của người bệnh trĩ ngoại đó là: sau phẫu thuật, trĩ có thể tái phát không, nếu có thì nguyên nhân là do đâu và biện pháp phòng ngừa nguy cơ tái trĩ như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp toàn bộ những thắc mắc nêu trên.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ ngoại có thể tái phát sau phẫu thuật không?
Câu trả lời được đưa ra đó là: Sau phẫu thuật, dù đã cắt bỏ toàn bộ búi trĩ thì bệnh vẫn có khả năng tái phát. Có nhiều nguyên nhân làm tái trĩ nhưng phần lớn đến từ quá trình chăm sóc hậu phẫu không đúng cách, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thiếu khoa học, cụ thể như sau:
– Sau phẫu thuật, không chủ động đề phòng táo bón hoặc ăn những loại đồ ăn cứng, khó tiêu hoá cũng là nguyên nhân dẫn tới khả năng tái trĩ.
– Lười uống nước, uống quá nhiều sữa thay nước hoặc sử dụng những loại đồ uống có cồn hay chất kích thích có thể khiến cơ thể thiếu nước. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khô phân và gây nhiều khó khăn mỗi khi đi đại tiện.
– Không thay đổi một số thói quen khi đi đại tiện như ngồi cầu quá lâu, cố dùng sức rặn mạnh khi đại tiện khó, tư thế ngồi không đúng cách sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn nên trĩ sẽ có cơ hội quay trở lại.
– Không chú trọng đến vấn đề vệ sinh vùng mổ trĩ cẩn thận, làm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu tăng cao.
– Ngồi nhiều, lười vận động hoặc làm việc nặng liên tục, thường xuyên bê vác nặng trong thời gian dài,… làm ảnh hưởng và dễ gây tổn thương tới vùng niêm mạc hậu môn, nhất là khi vừa làm phẫu thuật cắt trĩ.
2. Phải làm gì khi nhận thấy dấu hiệu tái trĩ?
Sau phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường tại vị trí mổ trĩ, các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn không những không thuyên giảm mà ngày một khó chịu hơn, có dịch mủ hoặc máu tiết ra tại vết mổ thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức và có phương án xử lý đúng cách.
Nếu trường hợp nghi ngờ búi trĩ tái phát, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh nhập viện để quan sát chi tiết, kết hợp điều trị trị nội khoa nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu để tái trĩ, bệnh thường sẽ có xu hướng càng nặng và nguy hiểm hơn nên tuyệt đối không thể chủ quan với vấn đề này.
3. Phòng ngừa nguy cơ tái trĩ sau phẫu thuật
Như đã nói ở trên, phần lớn nguyên nhân tái trĩ đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt cùng chế độ chăm sóc không đúng cách. Vì thế, người bệnh trĩ sau mổ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Nguy cơ tái trĩ sẽ rất thấp nếu người bệnh tuân thủ và thực hiện đúng các lưu ý như sau.
3.1. Người bệnh trĩ ngoại sau mổ cần tái khám đúng lịch
Đây là điều mà nhiều người bệnh bỏ qua sau khi đã hoàn thành việc phẫu thuật cắt trĩ. Tái khám sau mổ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh sau mổ, quá trình hồi phục vết thương cũng như xử lý kịp thời các nguy cơ phát sinh hậu phẫu. Điều này là hết sức quan trọng và cần thiết, người bệnh nhất định không thể bỏ qua.
3.2. Tăng cường chất xơ
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc… và một số loại thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, rau đay, rau mồng tơi, thanh long, chuối,… sẽ tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và đẩy lùi nguy cơ tái trĩ.
Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…vì chúng sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá, gây kích ứng hậu môn khiến bệnh có nguy cơ tái phát nhanh hơn.
3.3. Người bệnh trĩ ngoại sau mổ nên uống nhiều nước
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh trĩ sau mổ nên uống từ 2-3l nước mỗi ngày. Có thể bằng nước lọc, nước canh, sinh tố,… nhưng nên hạn chế uống các loại sữa vì có thể dễ dẫn tới táo bón.
Nước giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, đào thải cặn bã và làm mềm phân, giúp cho việc đi đại tiện được nhanh hơn và dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tái phát.
3.4. Đi cầu đều đặn mỗi ngày
Nên tập thói quen đi cầu hàng ngày và tốt nhất nên đi đúng theo khung giờ nhất định. Việc này sẽ kích thích quá trình tiêu hoá được ổn định và tốt hơn. Chú ý, không nên cố rặn mạnh hoặc ngồi cầu quá lâu, nên đổi tư thế ngồi xổm sẽ giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn.
3.5. Vệ sinh đúng cách
Khi vết mổ khi chưa lành hẳn thì nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng là rất cao nhất là khi không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách. Người bệnh không trực tiếp lau mạnh vào vết mổ mà hãy dùng nước muối ấm, lau nhẹ bằng khăn mềm xung quanh khu vực hậu môn rồi lau khô ngay sau đó.
3.6. Vận động điều độ
Ngay sau mổ, tốt nhất người bệnh nên nằm một chỗ để tráng tình trạng vết mổ có thể bị rách. Sau 1-2 ngày có thể đi lại nhẹ nhàng nhưng đừng vận động quá sức. Khi vết mổ dần ổn định thì cần đi lại nhiều hơn, không nên ngồi lâu một chỗ khi làm việc, nhất là với nhân viên văn phòng vì có thể sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hoặc ứ huyết sau phẫu thuật.
Như vậy, đối với người bệnh trĩ ngoại sau phẫu thuật thì vẫn có nguy cơ tái trĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ tái trĩ hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh tuân thủ tuyệt đối những chỉ định bác sĩ đưa ra. thực hiện thăm khám đều đặn, duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh chính là cách tốt nhất giúp đẩy lùi nguy cơ tái trĩ.