Menu xem nhanh:
Các mức độ bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) gồm 2 thể bệnh chính là: Bệnh tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết insulin) và bệnh tiều đường loại 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin).
Loại 1 (Type 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không được điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Type 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường. Thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng. Hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu, trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Do đó người cao tuổi bị mắc tiểu đường đa số là tiểu đường type 2 (loại 2) gây ra.
Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
– Biến chứng cấp khi đường huyết tăng quá cao: Người bệnh có thể bị hôn mê do nhiễm ceton acid hoặc do tăng áp lực thẩm thấu.
– Biến chứng mạn do tiểu đường gồm:
+ Biến chứng mạch máu nhỏ: ở mắt, thận, thần kinh. Ở mắt có thể gây viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, mù đột ngột. Ở thận viêm thận, suy thận. Ở thần kinh dẫn đến teo cơ, mất hoặc tăng cảm giác đau, tê tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não.
+ Biến chứng mạch máu lớn: như ở tim, mạch máu ngoại biên, não gây xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ…
+ Các biến chứng khác: loét, nhiễm trùng, …
Điều trị và dự phòng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
– Luôn theo dõi tình trạng bệnh
– Kiểm soát lối sống và chế độ ăn uống hợp lý:
+ Ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột và các chất béo.
+ Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn.
+ Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
+ Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
+ Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
+ Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
+ Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
+ Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.
+ Ngủ đều đặn, ngưng hút thuốc, vận động thường xuyên và kiểm soát cân nặng.
– Sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Tùy từng mức độ bệnh và thể trạng của người bị bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp.
Vì vậy khi thấy người cao tuổi có các biểu hiện của bệnh tiểu đường hay nghi ngờ bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đang tiến triển nhanh hơn. Bạn và gia đình nên đến sớm các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm, kiểm tra và điều trị.