Chị Ngọc Ánh (Hà Nam) đã gửi câu hỏi thắc mắc về vấn đề bệnh suy tim và cách điều trị hiệu quả tới hòm thư bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Dưới đây là câu trả lời của bác sĩ chuyên khoa.
Menu xem nhanh:
1. Câu hỏi của bệnh nhân
Chào các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc. Gần đây khi xem truyền hình, tôi có thấy nhiều chương trình nói về bệnh tim. Trong đó có bệnh suy tim, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Vậy xin bác sĩ có thể nói rõ hơn về bệnh suy tim và cách điều trị? Xin cảm ơn!
Ngọc Ánh – Hà Nam
Chào chị Ngọc Ánh! Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư tư vấn sức khỏe: contact@thucuchospital.vn của bệnh viện Thu Cúc. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Bệnh suy tim là một trong những dạng bệnh lý tim mạch khá nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao. Việc tìm hiểu cũng như có kiến thức về bệnh suy tim và cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe.
2. Bệnh suy tim và cách điều trị là gì?
Bệnh suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Thông thường, suy tim có 3 dạng gồm: suy tim trái; suy tim phải hoặc suy tim toàn thể. Tùy thuộc vào dạng bệnh và tình trạng bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất để thu được kết quả điều trị tối ưu nhất.
2.1. Tim hoạt động bù trừ giai đoạn đầu
– Giãn buồng tim: Cơ tim căng ra co bóp mạnh hơn để duy trì nhu cầu bơm máu tăng. Theo thời gian, các buồng tim sẽ trở nên dãn.
– Tăng phát triển khối lượng cơ: Sự gia tăng khối lượng cơ là do các tế bào co bóp của tim lớn hơn. Điều này khiến tim co bóp mạnh hơn vào giai đoạn đầu bệnh suy tim.
– Tim co bóp nhanh hơn: Nhịp tim nhanh giúp tăng lưu lượng tim.
2.2. Cơ thể cố gắng bù trừ
Các mạch máu co lại giữ cho huyết áp tăng và duy trì. Bên cạnh đó, bù đắp cho hoạt động quá sức của tim. Cơ thể thay đổi cung cấp máu từ các mô và cơ quan ít quan trọng hơn cho tim và não.
Các hoạt động bù trừ tạm thời che dấu các dấu hiệu suy tim. Tuy nhiên, đây không phải cách giải quyết nguyên nhân của suy tim. Suy tim vẫn tiếp tục và trở nặng cho đến khi các hoạt động bù trừ này giảm dần hiệu quả.
Đến giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở nên phải đến gặp bác sĩ. Cơ chế bù trừ của cơ thể giải thích lý do tại sao một số người bệnh nhân không thể nhận biết được tình trạng bệnh của bản thân, cho đến khi chức năng tim suy giảm.
3. Triệu chứng suy tim cần lưu ý
Các biểu hiện khi mắc bệnh suy tim có thể khác nhau ở mỗi người. Bệnh có thể bắt đầu đột ngột hoặc tiến triển dần dần trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Các triệu chứng phổ biến của suy tim là:
– Khó thở: Biểu hiện khó thở có thể xảy ra ngay khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi; diễn biến nặng hơn khi nằm đầu thấp. Khó thở kịch phát về đêm làm người bệnh dễ thức giấc.
– Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi trong hầu hết thời gian.
– Sưng chân và mắt cá chân: do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào cuối ngày.
– Các triệu chứng khác: Ho dai dẳng và có thể nặng hơn vào ban đêm, có khi ho ra máu hoặc bọt hồng; Thở khò khè; Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, đánh trống ngực; Chóng mặt và ngất xỉu; Ăn không ngon; Đầy hơi; Tăng cân hoặc sụt cân; Một số bệnh nhân có thể bị trầm cảm và mất ngủ.
4. Bệnh suy tim nguy hiểm thế nào?
Suy tim là bệnh nguy hiểm, dẫn đến nhiều biến chứng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của con người.
4.1. Giảm chất lượng cuộc sống
Người bệnh không thể làm việc, không thể tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là người bệnh suy tim giai đoạn cuối.
4.2. Rối loạn nhịp
Bệnh nhân suy tim dễ bị rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất. Rung nhĩ khiến bệnh nặng thêm do giảm lượng máu tim bơm ra 20%. Ngoài ra, rối loạn nhịp tăng nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não.
Một số trường hợp nặng thường có ngoại tâm thu thất, rung thất, có thể gây đột tử nếu không được can thiệp đặt máy phá rung phòng ngừa trước.
4.3. Tử vong và đột tử
Bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối nếu không được đặt dụng cụ hỗ trợ tim hoặc tiến hành ghép tim sẽ dẫn đến tử vong. Đột tử cũng là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở bệnh nhân ở giai đoạn C và D, dù triệu chứng suy tim có thể chưa quá nặng nề.
Một số dấu hiệu cho thấy bệnh suy tim trở nặng mà người bệnh cần lưu ý là:
– Tăng cân nhanh từ >= 1.5 kg/ngày hoặc >= 2.5 kg/tuần
– Phù
– Khó thở, mệt mỏi
– Ngất, hồi hộp đánh trống ngực
– Đau ngực hoặc nặng ngực
5. Bệnh suy tim và cách điều trị
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh suy tim gồm: điều trị nội khoa và điều trị can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chẩn đoán vầ chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Để hiểu rõ về tình trạng bệnh và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp, cho hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân có thể tới bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được các chuyên gia tim mạch hàng đầu trực tiếp thăm khám; chẩn đoán cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.