Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán bệnh suy tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Chẩn đoán bệnh suy tim được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của người bệnh và gia đình, khám lâm sàng, kết hợp các phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán.

1. Chẩn đoán bệnh suy tim bằng điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ (viết tắt ECG) là một đường cong ghi lại sự biến thiên của dòng điện mà tim tạo ra khi hoạt động co bóp. ECG giúp đo vận tốc, nhịp điệu của tim cũng như cung cấp các bằng chứng về lưu lượng máu đến tim một cách gián tiếp.

1.1. Khi nào cần đo điện tâm đồ chẩn đoán bệnh suy tim?

Nếu cơ thể đang có các dấu hiệu sau, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để đo điện tâm đồ:
– Đau tức vùng ngực
– Hoa mắt, chóng mắt, mất thăng bằng, ngất xỉu
– Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
– Khó thở
– Mệt, yếu sức khi tập thể dục, leo cầu thang, khi làm việc gắng sức.

1.2. Ưu điểm của điện tâm đồ

Điện tâm đồ là thăm dò chính xác, nhanh chóng giúp phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý tim mạch như: dày, giãn cơ tim, block nhánh trái, rối loạn nhịp tim, sóng Q nhồi máu, biến đổi ST-T trong thiếu máu cục bộ cơ tim… ECG thăm dò không xâm lấn, không gây khó chịu, có thể thực hiện bất cứ đâu, thời gian thực hiện ngắn.

Điện tâm đồ là thăm dò nhanh chóng.

Điện tâm đồ là thăm dò nhanh chóng giúp phát hiện sớm bệnh suy tim.

2. Siêu âm tim qua thành ngực

Siêu âm tim qua thành ngực để xác định chức năng tim trái tốt hay kém, các vùng của tim trái có bình thường, hẹp van tim, kích thước buồng tim, áp lực động mạch phổi, dịch màng tim, huyết khối buồng tim.
Siêu âm tim là một phương tiện đánh giá chức năng tim mạch tốt nhất với các ưu điểm là đơn giản, sẵn có, chi phí thấp. Tuy nhiên, siêu âm tim là cận lâm sàng hoàn toàn chủ quan, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ tiến hành.
Siêu âm cũng sẽ gặp hạn chế khi khảo sát những người béo phì, thành ngực dày, lớp mỡ dưới da dày, có bệnh phổi mạn tính, van tim cơ học hay các cấu trúc của tim nằm phía xa đầu dò. Khi đó, chất lượng hình ảnh không được rõ nét. Nếu cần thiết phải thay thế bằng siêu âm tim qua thực quản hay các phương pháp hình ảnh học chuyên sâu khác.

3. Holter điện tâm đồ 24 giờ

Holter điện tâm đồ là thiết bị số có khả năng ghi lại các tín hiệu điện của tim trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ. Thiết bị này sẽ theo dõi nhịp tim trong toàn bộ sinh hoạt bình thường nhằm xác định khả năng điện tim phản ứng thế nào đối với các kích thích, ăn uống hay sử dụng thuốc.
Holter điện tâm đồ là thiết bị đo điện tim với nhiều tính năng nổi bật như:
– Không gây đau, không xâm lấn
– Có thể áp dụng với bất kỳ đối tượng nào
– Kỹ thuật thực hiện đơn giản
– Giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý tim mạch tiềm ẩn
Sử dụng máy đo Holter điện tâm đồ đảm bảo an toàn với người bệnh. Một số trường hợp người bệnh có thể dị ứng ngoài da với điện cực hoặc băng dính. Ngoài ra, việc sử dụng Holter điện tim không gây hậu quả nghiêm trọng nào khác.

4. Chụp X-quang tim phổi chẩn đoán bệnh suy tim

Chụp X-quang tim là bước đầu tiên trong việc chẩn đoán bệnh suy tim. Kỹ thuật này sử dụng tia bức xạ X với liều lượng không đáng kể và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, kỹ thuật chụp X-quang có 3 tư thế chụp cơ bản là tư thế nghiêng trái, tư thế thẳng sau – trước và tư thế chếch.

4.1. Khi nào cần chụp X-quang tim?

Chụp X-quang tim có thể phát hiện được những tổn thương tại tim và các cơ quan lân cận. Kỹ thuật chụp X-quang tim cần được tiến hành khi:
– Cần xác định vị trí và mức độ của các thương tổn hoặc bệnh lý ở lồng ngực, tim.
– Theo dõi diễn tiến tình trạng sức khoẻ của người bệnh.
– Cần ước lượng tỷ lệ của sự xâm lấn hay chèn ép từ tim lên bờ thực quản.
– Cần xác định vị trí tổn thương nếu nghi ngờ có khối u ở trung thất.
– Cần theo dõi hoạt động của tim trong quá trình chữa bệnh.

Chụp X-quang tim có thể phát hiện những tổn thương tại tim.

Chụp X-quang tim có thể phát hiện những tổn thương tại tim và các cơ quan lân cận.

4.2. Chụp X-quang tim phổi chẩn đoán bệnh suy tim nào?

Kỹ thuật chụp X-quang tim hỗ trợ cho quá trình phát hiện các bệnh lý tim mạch, điển hình như:
– Bệnh suy tim thất: Những đặc điểm của bệnh suy tim trái được thể hiện trên phim chụp X-quang như nhĩ trái, thất trái đều gia tăng kích thước và dày lên, bóng tim to, phù phổi, tràn dịch màng phổi.
– Bệnh suy tim phải: Buồng tim phải bị tăng kích thước và dãn rộng, điều này sẽ được đánh giá trên hình ảnh chụp X-quang tim.

5. Chụp CT động mạch vành

Chụp động mạch vành là đánh giá hình ảnh học (dùng tia X) nhằm chẩn đoán, xác định tình trạng dòng máu lưu thông trong các động mạch nuôi tim (động mạch vành) và phát hiện những động mạch đang bị tắc nghẽn.
Phương pháp này giúp xác định nguyên nhân dẫn đến suy tim, có thiếu máu cơ tim hay các nguyên nhân khác gây ra không. Chụp CT động mạch vành có độ an toàn cao, ít để lại biến chứng. Người bệnh sau khi chụp có thể sinh hoạt như bình thường, không cần theo dõi thêm tại bệnh viện.

6. MRI tim

Chụp MRI tim là phương pháp dựa vào cơ chế từ trường và sóng radio khi máy chụp quét đến tim. Sau đó, máy sẽ lưu lại và cho kết quả hình ảnh 3D lát cắt chi tiết của tim, gồm cả mạch máu bên trong. Thông qua hình ảnh 3D rõ nét các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp.

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán bệnh suy tim.

Chụp MRI tim là phương pháp dựa vào cơ chế từ trường và sóng radio khi máy chụp quét đến tim.

Chụp MRI tim có các ưu điểm như:
– Độ phân giải không gian cao, hình ảnh chụp rõ nét.
– Mặt phẳng để khảo sát không giới hạn.
– An toàn, không xâm lấn, không gây tổn thương, đau đớn cho bệnh nhân.
– Xác định được đặc tính mô, theo dõi được hình ảnh tại các vị trí khó quan sát khi siêu âm hoặc chụp X-quang.
Tuy nhiên, chụp MRI tim cũng có một số hạn chế như:
– Hình ảnh có thể bị nhiễu do khi chụp, tim, ngực, cơ hoành đang hoạt động nên sẽ có những chuyển động.
– Một số bộ phận cấu trúc kích thước rất nhỏ nên khó quan sát như động mạch vành.
Bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ, hạn chế hoạt động không cần thiết để có kết quả chính xác nhất.

7. Xét nghiệm NT-proBNP

Xét nghiệm NT-proBNP kết hợp với các thăm dò cận lâm sàng khác, xét nghiệm đánh giá chức năng phổi giúp phân biệt nguyên nhân gây khó thở cho người bệnh. Mức độ tăng cao của NT-proBNP cho thấy tiên lượng xấu của những bệnh nhân suy tim. Xét nghiệm được sử dụng khi bệnh nhân bị khó thở cấp, sưng phù chân hay mệt mỏi…

Thu Cúc TCI với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám của người bệnh, giúp bệnh nhân chẩn đoán bệnh suy tim nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ hotline TCI để được đặt lịch khám ngay cùng chuyên gia Tim mạch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital