Người bệnh parkinson có thể gặp phải các rối loạn trên hệ thống tiêu hóa, điển hình nhất là táo bón. Cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa bệnh parkinson và táo bón, cũng như cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Mối quan hệ giữa bệnh parkinson và táo bón (rối loạn tiêu hóa)
1.1 Bệnh parkinson gây ảnh hưởng lên hệ thống tiêu hóa
Bệnh parkinson gây tổn thương đến các sợi thần kinh kiểm soát hoạt động của đường ruột, do đó bệnh gây ra các triệu chứng ở hệ thống tiêu hóa với nhiều mức độ khác nhau.
Đôi khi, việc sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh parkinson cũng có thể là yếu tố chính dẫn tới các rối loạn ở hệ thống tiêu hóa.
1.2 Rối loạn ở hệ thống tiêu hóa ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh parkinson
Ngược lại, các rối loạn trên hệ thống tiêu hóa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị bệnh parkinson. Cụ thể đó là các rối loạn trên hệ tiêu hoá có thể tác động đến hiệu quả điều trị của một số thuốc, trong đó bao gồm cả levodopa (loại thuốc được sử dụng nhiều nhất đối với bệnh Parkinson).
– Tình trạng làm rỗng dạ dày gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu. Chúng thường xuyên xuất hiện sau bữa ăn.
– Thời điểm ăn và loại thức ăn mà bạn hấp thụ cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc levodopa. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về thời điểm ăn và uống thuốc thích hợp, loại thức ăn mà bạn nên bổ sung vào để giúp tối ưu hoá kết quả điều trị bệnh parkinson.
2. Bệnh parkinson và táo bón, đầy hơi, buồn nôn
Các triệu chứng trên hệ thống tiêu hóa do bệnh parkinson gây ra rất đa dạng, nhưng trong đó thường gặp nhất là táo bón; cảm giác đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
2.1 Bệnh parkinson và táo bón
Đây là một trong những triệu chứng ngoài vận động thường gặp ở bệnh nhân parkinson. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên ở bệnh nhân parkinson.
Táo bón có thể là triệu chứng trực tiếp do bệnh parkinson gây ra (ảnh hưởng lên hệ thống tiêu hóa của người bệnh). Ban đầu, tình trạng táo bón thường không quá nghiêm trọng nhưng chúng có thể nặng dần lên nếu người bệnh:
– Uống ít nước hơn
– Thay đổi chế độ ăn
– Ít vận động
– Chịu tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc điều trị
2.2 Parkinson và cảm giác đầy hơi, khó tiêu
Tình trạng này xuất hiện do sự làm rỗng dạ dày bị chậm lại (sự chậm làm rỗng dạ dày), gây cảm giác đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu.
2.3 Buồn nôn do bệnh parkinson
Tình trạng người bệnh parkinson cảm thấy buồn nôn xảy ra chủ yếu là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị.
3. Cải thiện triệu chứng ở đường tiêu hóa trên bệnh nhân parkinson
3.1 Bệnh parkinson và táo bón, cách khắc phục là gì?
Nếu bạn muốn giảm tình trạng táo bón, có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
– Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, ví dụ như: ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, các loại hạt, các loại đậu, quả mơ sấy khô.
– Uống nhiều nước
– Bổ sung những sản phẩm từ sữa lên men có kèm lợi khuẩn như sữa chua trong bữa ăn.
– Tăng cường vận động và tập thể dục
Nếu áp dụng cách trên mà tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc sử dụng một số loại thuốc khác. Các thuốc làm tăng khối lượng phân như Metamucil (chất xơ dạng viên) có thể được cân nhắc sử dụng. Hay một số chế phẩm từ thảo dược cũng có thể được cân nhắc sử dụng để hỗ trợ tình trạng táo bón ở người bệnh parkinson. Nếu chúng vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc phải sử dụng một số thuốc nhuận tràng dưới dạng viên bột hoặc dung dịch hoặc thuốc làm tăng nhu động ruột.
3.2 Bệnh parkinson và tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn
Nếu xuất hiện các triệu chứng chậm làm rỗng dạ dày, bạn hãy thử một số cách sau:
– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa phô mai, đồ ngọt, chất béo.
– Chia làm 3 bữa chính mỗi ngày hoặc chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa nên ăn vừa phải. Tránh ăn quá nhiều vào cùng một thời điểm.
– Tránh ngủ ngay sau khi vừa mới ăn no xong.
– Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm mà bản thân bạn thấy dễ tiêu hoá như rau xanh, hoa quả,…
Nếu vấn đề của bạn là chậm làm rỗng dạ dày, thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày bạn lâu hơn mức bình thường. Chúng thường xuất hiện trên những người bệnh vừa bị Parkinson và vừa bị đái tháo đường (bệnh tiểu đường).
Với những người bị đái tháo đường cần đảm bảo kiểm soát chỉ số đường huyết luôn ở trong giới hạn cho phép. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho bạn, bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng một chương trình luyện tập đi kèm chế độ ăn và sử dụng thuốc hợp lý. Việc tiếp theo của bạn là cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dừng, tăng liều lượng hay đổi loại thuốc.
4. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng hỗ táo bón đối với bệnh nhân parkinson
Nhiều người nghĩ rằng các thực phẩm chức năng và sản phẩm bổ sung là tốt nhất. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào về hiệu quả của chúng đối với bệnh Parkinson.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, các thuốc điều trị Parkinson có thể làm giảm nồng độ vitamin B trên một số người bệnh. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể làm cho các triệu chứng Parkinson thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với nhiều trường hợp, bổ sung thêm vitamin kết hợp có thể có hiệu quả hoặc không, tùy từng người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nên sử dụng hay không và sử dụng sao cho phù hợp.
Điều bạn cần làm là hãy đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và/hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn về cách sử dụng thuốc, cũng như chế độ ăn, uống, tập luyện giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn ở bệnh nhân parkinson.