Bệnh lý mạch máu não được xem là một trong những vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được phát hiện và điều trị hợp lý sẽ khiến các tế bào ở não bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần nắm rõ một số thông tin cần thiết về bệnh lý này, từ đó chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh mạch máu não là bệnh gì?
Bệnh mạch máu não hay còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng máu không cung cấp đủ lượng cần thiết cho các tế bào ở não. Từ đó khiến não bộ bị rơi vào tình trạng mất oxy cùng các chất dinh dưỡng. Chỉ khoảng vài phút thiếu đi oxy và chất dinh dưỡng, các tế bào não có thể bị chết đi và dừng chỉ đạo các hoạt động trên cơ thể. Thường thì cơ thể của các bệnh nhân bị tai biến sẽ có khả năng rối loạn khá cao nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số vấn đề thường gặp của bệnh lý này là: nhồi máu não và xuất huyết màng não, hai hiện tượng này đều có mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Theo số liệu thống kê gần đây cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch máu não tương đối cao và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Vì vậy, mọi người cần chú ý tới sức khỏe và chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh lý này.
2. Đối tượng và dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não
Ngoài nắm bắt thông tin xem tai biến mạch máu não là gì, thì việc nhận biết đối tượng và dấu hiệu mắc bệnh cũng sẽ giúp mọi người có những chuẩn bị kịp thời.
2.1. Đối tượng của bệnh lý mạch máu não
Trên thực tế, tai biến mạch máu não chủ yếu xuất hiện ở nhóm người có độ tuổi từ ngoài 55, đặc biệt là với nam giới (đối tường sử dụng: đồ uống có cồn, thuốc lá…). Tuy nhiên, không phải bệnh lý này hoàn toàn không xuất hiện ở các độ tuổi và đối tượng khác. Nhưng năm gần đây đã có rất nhiều người trẻ tuổi bị mắc phải bệnh lý này.
Một số trường hợp có bệnh nền như: đái tháo đường, bệnh về tim mạch, rối loạn tim mạch, suy tim… Hay những người có tiền sử về bệnh huyết áp cũng cần cẩn trọng hơn, nếu chỉ số huyết áp lên đến 120/80mmHg có thể bị mạch máu não và cần được đưa đi cấp cứu gấp. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người từng bị bệnh tai biến thì bạn nên chú ý tới sức khỏe hơn, vì đó là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
2.2. Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết bệnh lý mạch máu não là:
– Tê cứng cơ mặt, nói lắp, cười méo miệng. Tai biến làm oxy lên não không đủ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên cơ mặt. Lúc này bệnh nhân sẽ bị tê liệt một phần hoặc nửa mặt. Hay khi bệnh nhân cười, nụ cười bị lõm so với bình thường, nửa mặt bị xệ xuống cho thấy nguy cơ bị tai biến cao. Một số trường hợp khác tai biến có thể ảnh hưởng tới giọng nói như: nói lắp, ú ớ, nói không rõ chữ…
– Giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt: thiếu oxy lên não, khiến não bộ hoạt động kém dẫn tới giảm thị lực. Đây là dấu hiệu mà mọi người xung quanh khó nhận thấy. Do đó, bản thân người bệnh cần hiểu rõ tình trạng này. Nếu cảm thấy mắt mờ dần đi cần thông báo ngay để mọi người hỗ trợ kịp thời. Tương tự với triệu chứng hoa mắt chóng mặt cũng vậy.
– Đau đầu: đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của tai biến mà bạn cần biết và chú ý. Nếu bạn có những cơn đau đầu dữ dội, và mức độ tăng dần theo thời gian. Bạn cần tới bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời tránh khỏi tình trạng chết não.
Bên cạnh các dấu hiệu trên thì cũng có một số biểu hiện khác bạn cần lưu ý như: dáng đi bất thường, nấc cụt liên tục, khó thở,… Điều bạn cần làm nếu gặp từ 2-3 biểu hiện như đã liệt kê đó là nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được kịp thời can thiệp và cứu chữa.
3. Nguyên nhân dẫn tới nhồi máu não và xuất huyết màng não
Đối với bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, chắc hẳn mọi người đều sẽ quan tâm tới nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là các nguyên nhân dẫn tới 2 tình trạng điển hình của bênh tai biến mạch máu não:
3.1. Nguyên nhân gây bệnh lý mạch máu não – nhồi máu não
Với hiện tượng nhồi máu não có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh là:
– Tắc hay hẹp các động mạch lớn
– Tổn thương các động mạch nhỏ hay gặp ở các bệnh lý: huyết áp, đái tháo đường.
– Từ các bệnh lý về tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim, hẹp van tim,… khi này sẽ hình thành các cục máu đông và đi lên não.
– Các bệnh lý về mạch máu như: máu đông, bệnh tế bào máu,…
– Ngoài ra có đến 1/4 trường hợp bị tai biến mạch máu não – nhồi máu não nhưng chưa rõ nguyên nhân.
3.2. Nguyên nhân gây xuất huyết màng não
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xuất huyết nhu mô não, não thất hay hạch nền là:
– Bị tăng huyết áp, khiến áp lực lên thành mạch bị tăng lên gây tổn thương và xơ vữa động mạch.
– Người bệnh có sử dụng thuốc kháng đông hay thuốc khiến mỏng mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tai biến.
– Do vỡ động tĩnh mạch là thông nối bất thường giữa tĩnh mạch và động mạch.
– Do bệnh Moya moya
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xuất huyết màng não:
– Là dạng tai biến xảy ra khi mạch máu ở trên bề mặt não bị vỡ, từ đó làm máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ
– Đến 85% tai biến – xuất huyết màng não tự phát là do vỡ túi phình mạch máu não.
4. Mức độ nguy hiểm của tai biến mạch máu não
Bệnh lý mạch máu não là nguyên nhân làm tế bào não chết, các hoạt động rơi vào trạng thái rối loạn. Một số trường hợp giữ được tính mạng, nhưng vẫn phải đối mặt với hàng loạt các di chứng nặng nề. Mức độ nghiêm trọng của di chứng còn phụ thuộc mức độ của bệnh và việc được sơ cứu kịp thời hay không.
Theo số liệu thống kê gần đây, hàng năm trên thế giới có đến khoảng 16-17 triệu người bị mắc tai biến mạch máu não và có đến gần 6 triệu ca tử vong. Vì vậy, bện lý này được đánh giá là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng thứ hai trên thế giới.
Đa phần người bệnh sau khi được cứu chữa qua giai đoạn cấp tính thì có đến 1/4 bị để lại di chứng là liệt và rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh có thể bị liệt một phần cơ thể như: cánh tay, chân hay một bên mặt. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị trầm cảm hay sa sút trí tuệ.