Bệnh lý đục thủy tinh thể dưới bao sau là một loại bệnh có thể gặp sau khi thực hiện xong phẫu thuật đục thủy tinh thể khoảng vài tháng. Cần phát hiện và điều trị bệnh đục thủy tinh thể bao sau để tránh gây suy giảm thị lực hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh lý đục thủy tinh thể dưới bao và những điều cần biết
1.1. Khái niệm của đục thủy tinh thể dưới bao sau
Trong cấu tạo của đôi mắt, phần bao thủy tinh thể được cấu tạo dưới dạng một lớp màng có độ trong suốt. Lớp bao này có tác dụng bảo vệ cho phần thủy tinh thể trong mắt. Khi người bệnh bị đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ đi phần mờ đục, và 1 phần của bao trước. Bệnh nhân sẽ được thay thủy tinh thể nhân tạo và được làm sạch, giữ lại bao sau trước khi đặt kính nội nhãn vào bên trong lòng mắt.
Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể, mắt sẽ có thị lực hồi phục, nhìn sáng như bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian, có một số trường hợp bệnh nhân lại gặp phải các triệu chứng, biến chứng lặp lại của bệnh. Từ đó, các yếu tố gây bệnh làm ảnh hưởng, tấn công tới các tế bào dạng biểu mô của bao. Điều này dẫn tới tình trạng biểu mô tăng sinh, gây đục thủy tinh thể ở dưới bao sau. Theo các nghiên cứu, có tới 20% trường hợp bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở dưới bao sau sau khi thực hiện xong phẫu thuật thủy tinh thể trước đó. Bệnh lý đục thủy tinh thể bao sau cũng có thể gây suy giảm thị lực, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
1.2. Những dấu hiệu đặc trưng khi bị đục thủy tinh thể dưới bao sau
Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi người bệnh kết thúc phẫu thuật đục thủy tinh thể từ 6 tháng tới 1 năm. Một số dấu hiệu đặc trưng khi bị mắc bệnh đục thủy tinh thể bao sau đó là:
– Mắt có hiện tượng nhìn mờ trở lại. Bắt đầu với các hiện tượng nhìn nhòe, mờ, dần dần sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
– Người bệnh cảm thấy khó khăn khi nhìn sự vật xung quanh.
– Mắt có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là với các nguồn sáng mạnh. Mắt hay bị lóa, chói.
– Một số trường hợp bênh tiến triển rất nhanh, khiến bệnh nhân cảm thấy nhìn mờ hơn so với trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể trước đó.
1.3. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đục thủy tinh thể bao sau?
Sau khi hoàn thành xong phẫu thuật đục thủy tinh thể, thị lực của bệnh nhân sẽ được hồi phục lại như bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ có tác dụng với thị lực chứ không thể kìm hãm hay điều trị được các yếu tố làm xảy ra bệnh lý như: lão hóa tự nhiên, biến chứng của các bệnh khác (cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,…).
Những tế bào biểu mổ tăng nhanh có thể khiến tình trạng mờ, đục nhân mắt gia tăng theo, và nằm trên bao sau. Điều này làm cản trở quá trình ánh sáng đi vào trong võng mạc. Từ đó, thị lực của mắt bị suy giảm, gây ra tình trạng đục bao sau của thủy tinh thể.
Bệnh lý đục thủy tinh thể bao sau nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực, hoặc đối diện với nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.
2. Điều trị bệnh lý đục thủy tinh thể bao sau như thế nào?
Khi bị đục thủy tinh thể bao sau, bệnh nhân cần được thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để có chỉ định điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bệnh lý này bằng phương pháp sử dụng tia laser chiếu vào mắt. Các tia laser sẽ giúp phá hủy đi vùng bị đục, từ đó lấy lại độ trong suốt cho phần bao sau, mắt sẽ được hồi phục lại thị lực như cũ.
Một số bước điều trị bệnh lý đục thủy tinh thể bao sau đó là:
– Khám mắt tổng quát, chẩn đoán bệnh dựa trên các thông tin tiền sử bệnh, tình trạng bệnh nhân gặp phải,…
– Thực hiện các xét nghiệm cho bệnh nhân nếu cần thiết.
– Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật bằng cách nhỏ thuốc tê bề mặt mắt, thuốc giãn đồng tử. Sau đó sử dụng phương pháp laser để cắt đi một phần của bao bị đục tại trục quang học trong mắt. Từ đó tái tạo lại môi trường trong suốt cho mắt.
Đa số các ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bao sau sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút. Phẫu thuật này cũng rất an toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được xuất viện trong ngày và quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật đục thủy tinh thể bao sau
Sau khi thực hiện xong phẫu thuật đục thủy tinh thể bao sau, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng có thể xảy ra như sau:
– Có thể bị tăng nguy cơ bong võng mạc: sau khi phẫu thuật, mắt chưa được ổn định, do đó bệnh nhân có thể gặp phải một số hiện tượng chói, lóa, ruồi bay, chớp sáng,…Thông thường, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng vài tuần kể từ khi phẫu thuật.
– Hiện tượng tăng nhãn áp: bệnh nhân có thể bị đau nhức, đỏ mắt, hoặc sợ ánh sáng sau khi phẫu thuật.
– Hiện tượng lệch thể thủy tinh nhân tạo: khi xảy ra hiện tượng này, mắt bệnh nhân sẽ có thể bị nhức, đỏ, chói mắt,…
Sau phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bao sau, bệnh nhân sẽ có thể nhìn rõ như ban đầu. Tuy nhiên, bệnh lý này không thể được chữa khỏi hoàn toàn mà vẫn có khả năng sẽ bị đục trở lại. Do đó, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng ngừa việc xảy ra các biến chứng nguy hiểm để tránh việc tái bệnh lặp đi lặp lại.
4. Những điều cần làm sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể bao sau
Sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể bao sau, chúng ta cần lưu ý thực hiện một số điều sau để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cũng như giúp mắt hạn chế được việc tái bệnh lần sau:
– Xây dựng chế độ ăn uống đủ nhóm chất cần thiết, lành mạnh, khoa học: bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng các loại thức ăn tốt cho mắt như: thực phẩm giàu vitamin, omega 3, giàu đạm, chất béo,..: cá hồi, cá thu, thịt, trứng, sữa, hoa quả, các loại rau cải,…
– Tuyệt đối tránh sử dụng các loại đồ uống gây kích thích cho mắt như: bia, rượu, cafe, thuốc lá,…
– Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại như: khói, bụi, ô nhiễm, tia cực tím,…
– Hạn chế tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử: máy tính, TV, điện thoại, ipad,…
– Chú ý vệ sinh vùng mắt cẩn thận với nước và khăn sạch hàng ngày.
– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
– Sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung dưỡng chất cho mắt.
– Chủ động đi thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa nhé.