Bệnh loét bao tử là căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ già tới trẻ. Vì vậy mọi người không thể chủ quan với bệnh lý này. Khi bị loét bao tử giai đoạn mới rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Loét bao tử là bệnh gì?
Bệnh loét bao tử là khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn để lộ phần lớp dưới của ruột. Theo thống kê, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và một số nhỏ vết loét từ vòm cong dạ dày.
Trước đây loét bao tử thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên tuy nhiên ngày nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa. Những người nằm trong các trường hợp thuộc yếu tổ, nguy cơ của bệnh thì rất dễ mắc bệnh trong thời gian ngắn.
2. Triệu chứng của loét bao tử
Bệnh loét bao tử ở các trường hợp nhẹ rất khó để nhận biết. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp sẽ có một vài dấu hiệu dễ nhận diện. Bạn cần hết sức lưu ý khi thấy những thay đổi bất thường của cơ thể.
2.1 Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu
Dạ dày tiết ra nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn. Người bệnh cũng thường xuyên trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu do lượng thức ăn đưa vào cơ thể tiêu hóa chậm. Do đó khi bị loét bao tử bạn thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn
2.2 Đau phần trên rốn
Phần trên rốn có tên trong y học là vùng thượng vị. Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị loét dạ dày. Các cơn đau có thể diễn ra dữ dội hoặc âm ỉ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
2.3 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn làm người bệnh mất ngủ. Nguyên nhân là do các cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói, lúc nửa đêm khiến người bệnh tỉnh giấc, khó ngủ lại.
2.4 Nóng rát vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua cũng là các triệu chứng phổ biến ở người bị loét dạ dày. Dấu hiệu này gặp nhiều nhất ở những người mới bắt đầu bị bệnh.
2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh loét bao tử
Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa chung vì vậy gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện dễ nhận thấy là người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.
3. Nguyên nhân gây loét dạ dày
Loét bao tử có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu về các nguyên nhân trực tiếp gây bệnh để từ đó có cách phòng ngừa. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản gây bệnh.
3.1 Nhiễm vi khuẩn tên khoa học là Helicobacter pylori
Vi khuẩn HP là tên viết tắt thường gọi của vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này thường sống trong dạ dày và làm mất chức năng chống lại acid của niêm mạc ruột. Chúng tiết ra độc tố khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
3.2 Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài
Một số người thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm dễ khiến dạ dày bị viêm loét. Tác dụng phụ của thuốc sẽ làm ngưng tổng hợp prostaglandin – Hợp chất giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
3.3 Thói quen ăn uống thất thường
Khi cơ thể bị đói quá lâu ở người nhịn ăn để giảm cân sẽ khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Việc ăn quá no một lúc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày do bộ phận này phải hoạt động quá công suất. Thói quen ăn đêm cũng là nguyên nhân hình thành các bệnh về dạ dày.
3.4 Căng thẳng kéo dài
Có thể bạn chưa biết nhưng stress kéo dài rất dễ gây ra viêm loét bao tử. Do khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, buồn phiền sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày.
4. Các phương pháp điều trị loét bao tử
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến vì vậy hiện nay y học đã có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Việc lựa chọn điều trị phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, trình trạng bệnh. Căn cứ trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
4.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp các loại thuốc như:
– Thuốc ức chế proton
– Thuốc kháng thụ thể H2
– Thuốc trung hòa acid
– Thuốc tạo màng bọc bảo vệ
Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh nhằm diệt trừ vi khuẩn
4.2 Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp xâm lấn có thể gây ra nhiều rủi ro. Vì vậy kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết như: Bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các biến chứng phức tạp: Thủng dạ dày, hẹp môn vị, mổ cấp cứu,..
5. Một số cách phòng bệnh loét bao tử hiệu quả
Loét bao tử có thể phòng tránh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Một số điều quan trọng cần thực hiện như:
5.1 Chế độ ăn uống, dinh dưỡng theo khoa học giúp cải thiện bệnh loét bao tử
Dinh dưỡng và thói quen ăn uống là chìa khóa vàng trong việc phòng tránh các bệnh về bao tử. Vì vậy bạn cần lên kế hoạch bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày
5.2 Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh
Mọi người cần hết sức chú ý tới chế độ làm việc và sinh hoạt điều độ. Làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày. Vì vậy bạn không nên thức khuya, làm việc ngay sau khi ăn.
5.3 Chế độ tập luyện hàng ngày
Việc duy trì tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt, tăng đề kháng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thúc đẩy tiêu hao và chuyển hóa năng lượng hàng ngày đều đặn giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Bệnh loét bao tử không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh cũng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó mọi người cũng cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh vì loét bao tử là bệnh rất dễ mắc phải cũng như dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không giữ gìn sức khỏe.