Bệnh lao phổi và những câu hỏi thường gặp

Bệnh lao phổi do vi khuẩn gây ra, chúng thường lan theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Bệnh lao phổi chiếm tới 80% số người mắc bệnh lao.

Nguyên nhân nào gây bệnh lao phổi? (Tuấn Anh, Hoài Đức, HN)

Nguyên nhân gây lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis được lây từ người này sang người khác. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh lao nếu bạn hít phải không khí nhiễm khuẩn. Một số người có hệ thống miễn dịch tốt sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Những người khác sẽ phát triển bệnh lao âm ỉ và sẽ mang vi khuẩn trong người.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi thường biểu hiện thế nào? (Thu Hà – Cầu Giấy, HN)

Dấu hiệu nhận biết lao thường không rõ ràng. Rất nhiều người có vi khuẩn lao nhưng không phát bệnh (80-90%). Chỉ đến khi gặp điều kiện thuận lợi như suy dinh dưỡng, kém ăn, mất ngủ, hút thuốc lá, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá, uống rượu bia…khi đó sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khiến vi khuẩn lao dễ dàng sinh trưởng và phát triển.

Biểu hiện chính của người bệnh lao là ho, có thể kéo dài hơn 2 tuần, nhưng thông thường bệnh nhân lao thường hay gặp triệu chứng điển hình là ho khan, ho đờm, ho ra máu… Ngoài ra bệnh nhân lao thường bị sút cân trầm trọng, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở, cảm giác mệt mỏi, uể oải…

Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh? (Xuân Hoa – Ninh Bình)

Để chẩn đoán chính xác bệnh lao phổi người bệnh cần tìm đến bệnh viện. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như chụp X-quang, nhuộm soi trực tiếp đờm, nuôi cấy đờm, kháng sinh đồ, soi phế quản…

Ngoài căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X quang để phát hiện bệnh lao phổi
Ngoài căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X quang để phát hiện bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có gây biến chứng gì không? (Trung Kiên, Hoài Đức, HN)

Bệnh lao phổi có nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh như:

– Ho ra máu: có thể ít, vừa hay nhiều. Ho ra máu do bệnh lao làm hoại tử thành của một động mạch, là biến chứng gây tử vong trong vòng vài phút.

– Tràn khí màng phổi: do vỡ một hang lao vào khoang màng phổi, là biến chứng nặng. Vi trùng lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây ra tràn mủ – tràn khí màng phổi.

– Tràn dịch màng phổi: do tiếp cận với một ổ lao phổi đang tiến triển

Biến chứng có thể xảy ra sau khi bệnh lao đã được hỗ trợ điều trị thành công, tạo thành các di chứng của bệnh lao phổi:

Giãn phế quản: có triệu chứng ho đờm và ho ra máu. Không nên lầm lẫn là bệnh tái phát. Chỉ khi tìm thấy vi trùng lao mới là tái phát.

– Suy hô hấp mạn: khi có di chứng lan rộng làm phổi mất chức năng.

– Tràn khí màng phổi: do vỡ một bóng khí. Tràn khí này không đi kèm theo nhiễm trùng màng phổi.

– U nấm phổi: do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sôi trong một hang lao cũ trong phổi.

Bệnh lao phổi điều trị như thế nào? (Thu Hà, Đông Anh, HN)

Sử dụng nhiều loại thuốc lao cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn lao hiệu quả nhất và tránh việc nhờn thuốc hoặc thuốc gây tác dụng phụ.

Người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp (nếu có bệnh)
Người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp (nếu có bệnh)

Trong suốt quá trình điều trị lao, người bệnh cần ở cách ly so với người nhà và những người xung quanh để điều trị bệnh hiệu quả, tránh lây lan cho người khác. Sau vài tuần lễ bạn thấy khá hơn, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc đều đặn để vi khuẩn lao được tiêu diệt hết. Khi nào kiểm tra thấy không còn vi khuẩn lao trong cơ thể, bạn có thể quay trở lại làm việc như bình thường, tránh được việc tái mắc bệnh lao.

Chăm sóc người bệnh lao phổi ra sao? (Cẩm Tú – 30 tuổi, Hà Nội)

Khi chăm sóc người bệnh lao phổi, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với những chất thải của người bệnh như phân, nước bọt, đờm… Đây chính là những tác nhân dễ lây bệnh lao nhất. Khi chăm sóc người bệnh lao phổi bạn phải có những đồ dùng vệ sinh y tế như găng tay, khẩu trang y tế…

Người mắc bệnh lao phổi thường sợ gió và luôn cảm thấy mệt mỏi, vì vậy cần giữ ấm thân nhiệt cho người bệnh, không để người bệnh ra ngoài trời nếu không có việc gì quá cần thiết.

Khi chăm sóc người bệnh lao phổi, bạn phải thường xuyên cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để họ có thêm sức đề kháng, để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Lao phổi có thể phòng ngừa? (Kiều Oanh – Lý Nhân, Hà Nam)

Bệnh lao phổi có thể phòng ngừa bằng cách:

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và <1 tháng tuổi.

– Giữ vệ sinh môi trường : Ở thông thoáng, khạc đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng : chiếu, chăn, màn…

– Người bệnh lao phổi cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ < 5t và người cao tuổi. Ở phòng riêng, thông thoáng khí. Ho khạc, gom đờm đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital