Bệnh Glaucoma cấp: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh Glaucoma cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta cũng như trên thế giới, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh sẽ có khả năng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Tuổi càng cao tỷ lệ bị Glaucoma càng lớn, bệnh thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên, thường xảy ra trên những cơ địa nhạy cảm với tỷ lệ gặp ở nữ cao hơn nam.

1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh Glaucoma cấp

Bệnh Glaucoma hay còn gọi là tăng nhãn áp là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, phát triển mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và có liên quan đến tình trạng nhãn áp cao.

Khi tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh Glaucoma càng lớn, nhất là đối với những người từ 35 tuổi trở lên. Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác cũng có khả năng mắc phải bệnh lý này đó là: đã từng dùng steroid kéo dài để tra mắt hoặc tra toàn thân, những người có bệnh lý toàn thân như đái tháo đường và cao huyết áp, những người có nhãn cầu nhỏ như bị giác mạc nhỏ, viễn thị nặng, tiền phòng nông.

Bệnh Galucoma cấp là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác

Bệnh Galucoma cấp là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác và phát triển mạn tính

2. Các triệu chứng của bệnh Glaucoma cấp

Đối với bệnh Glaucoma cấp được chia thành 2 loại như sau:

– Glaucoma cơn cấp: Đây là bệnh lý khiến cho bệnh nhân đột nhiên thấy đau nhức mắt, nhức ở vị trí xung quanh hốc mắt, nhức lan dần lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo đó bệnh nhân nhìn thấy mờ nhiều đi và nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rỉ mắt. Quá trình khám mắt, bác sĩ nhìn thấy mí mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc bị phù nề mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước, đồng tử giãn méo mó mất phản xạ với ánh sáng dịch kính phù nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do bị phù nề các môi trường trong suốt, những trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị hồng có khả năng bị xuất huyết quanh gai. Nhãn áp của người bệnh tăng cao trên 30mmHg và có thể trên 60 mmHg, nếu sờ tay sẽ thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

– Glaucoma cơn bán cấp: Bệnh lý xuất hiện theo từng đợt. Bệnh nhân bị đau tức mắt theo từng cơn, cảm giác căng tức xuất hiện ở trên cung lông mày, hoặc có cảm giác đau nhức âm ỉ vùng hố mắt. Mắt không có hiện tượng bị đỏ hoặc ít đỏ, nhãn áp tăng vừa trong cơn, thị trường có tổn hại theo kiểu Glaucoma, đáy mắt có lõm đĩa thị. Kèm theo đó là cảm giác nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, các cơn đau nhức kéo dài vài giờ sau đó mắt trở lại bình thường hoặc gần như trước đó. Các cơn đau nhức tăng dần lên về tần suất và cường độ, thị lực cũng giảm dần. Người bệnh khi khám mắt sẽ có triệu chứng gần giống cơn cấp nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Triệu chứng thường gặp nhất đó là cảm giác đau nhức mắt ở vị trí xung quanh hốc mắt

Triệu chứng thường gặp nhất đó là cảm giác đau nhức mắt ở vị trí xung quanh hốc mắt

3. Các phương pháp điều trị bệnh Glaucoma cấp

Người bệnh có khả năng mất đi thị lực vĩnh viễn bởi sự ảnh hưởng của bệnh lý Glaucoma. Tuy nhiên, nếu như bệnh lý này được phát hiện và điều trị thích hợp thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực. Điều trị Glaucoma là một quá trình dài và diễn ra suốt đời.

Để điều trị bệnh lý Glaucoma sẽ thực hiện trên cơ chế giảm nhãn áp. Thực hiện bằng cách tăng thoát thủy dịch ra khỏi nhãn cầu hoặc giảm sản xuất ở bên trong nhãn cầu. Có hai phương pháp điều trị chính đó là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, để điều trị dứt điểm thì phẫu thuật vẫn là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên, đối với những người bị nhãn áp cao nhưng lại không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh thị giác thì có thể theo dõi chặt mà không cần phải điều trị.

3.1 Điều trị bằng thuốc

Thuốc nhỏ mắt hầu hết đều đạt được mức độ an toàn nhưng chúng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi điều trị bằng phương pháp này thì người bệnh cần sử dụng chúng trong suốt đời còn lại và cần phải đi khám mắt định kỳ để theo dõi nhãn áp, dây thần kinh thị giác và thị trường.

Bệnh Glaucoma cấp là một dạng cấp cứu, cho nên bác sĩ có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc rất mạnh và tác dụng nhanh nhằm làm hạ nhãn áp một cách nhanh chóng. Thông thường, người bệnh sẽ được kết hợp điều trị giữ thuốc nhỏ mắt và thuốc uống.

Khi điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ cần kết hợp giữa thuốc uống và thuốc nhỏ mắt với mục đích làm làm hạ nhãn áp

Khi điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ cần kết hợp giữa thuốc uống và thuốc nhỏ mắt với mục đích làm làm hạ nhãn áp

3.2 Điều trị bằng laser

Đây chỉ được xem là một một biện pháp trì hoãn khi bệnh nhân chưa có điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Kĩ thuật được áp dụng là laser tạo hình bè hoặc tạo hình bè chọn lọc.

Với phương pháp này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh Glaucoma cấp không cần sử dụng dao kéo, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu vào khu vực bè giác mạc – khu vực thoát thủy dịch và tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ nhằm thoát thủy dịch của mắt. Toàn bộ quá trình này diễn ra rất nhanh chóng (chỉ mất khoảng 15 – 20 phút), đem lại hiệu quả cao, ít gây ra biến chứng. Mổ glaucoma bằng laser là một bước tiến lớn của nền y học hiện đại, hiện đang được áp dụng rất phổ biến. Sau khi người bệnh được mổ glaucoma bằng laser, trong khoảng 2 – 5 năm tiếp theo sẽ cần được theo dõi, đề phòng trường hợp bệnh tái phát.

3.2 Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng cho những người có bệnh Glaucoma cấp với tình trạng nhãn áp quá cao, không có khả năng được kiểm soát hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt, những người không thể dùng thuốc nhỏ mắt, những người bị các tác dụng phụ không có khả năng dung nạp được từ thuốc nhỏ mắt, hoặc đối với những người đã bị tổn thương thị trường nghiêm trọng ngay khi phát hiện bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng như là:

– Cắt bè: Đây là phương pháp phẫu thuật được chỉ định rộng rãi nhất.

– Phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng: Phương pháp này đảm bảo được mức độ an toàn và ít gây ra biến chứng. Đối với kết quả lâu dài cần có sự nghiên cứu thêm.

– Van dẫn lưu: Việc tiến hành đặt van dẫn lưu được chỉ định đối với những trường hợp phẫu thuật lỗ dò nhiều lần nhưng thất bại.

Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ quyết định đối với trường hợp nào sẽ tiến hành phẫu thuật

Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ quyết định đối với trường hợp nào sẽ tiến hành phẫu thuật

Có thể thấy rằng, bệnh Glaucoma cấp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và là báo động đỏ cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc phải. Vì vậy, để tránh biến chứng xấu nhất có thể xảy ra đó là gây nên tình trạng mù lòa thì mỗi bản thân chúng ta hãy nên tạo thói quen thăm khám mắt định kỳ để nhanh chóng phát hiện được dấu hiệu kịp thời. Nếu như có nhu cầu muốn tìm hiểu đến các gói khám mắt tại Hệ Thống Y tế Thu Cúc, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital