Người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Bệnh không được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1.Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ ở trong gan bị tích tụ quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Đối với người bình thường, lượng mỡ ở trong gan chỉ chiếm 2 – 4 % trọng lượng gan. Ở người mắc bệnh, lượng mỡ sẽ chiếm ít nhất 5-10%. Tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng, độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
Theo các y bác sĩ, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn tới tình trạng viêm gan, xơ gan. Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến ung thư gan, gây nguy hiểm tới tính mạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bệnh là do bia rượu, thức uống có cồn. Người sử dụng rượu bia nhiều không chỉ phải đối mặt với bệnh gan nhiễm mỡ mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác về gan.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp người mắc bệnh không nằm trong nhóm sử dụng chất cồn thường xuyên. Khi cơ thể không kịp chuyển hóa hoặc sản sinh quá nhiều mỡ, lượng mỡ dư thừa lâu ngày sẽ tích trữ và gây bệnh. Chế độ ăn uống giàu chất béo hàng ngày cũng không hẳn là nguyên nhân của tình trạng này.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân thường gặp như:
– Do béo phì
– Người sụt cân quá nhanh.
– Do gen di truyền
– Mỡ máu cao
– Người mắc bệnh tiểu đường.
– Do tác dụng phụ của thuốc Aspirin, Tamoxifen, Tetracycline…gây nên.
3. Biểu hiện cụ thể, mức độ nguy hiểm của bệnh ở từng giai đoạn
3.1 Biểu hiện bệnh và mức độ nguy hiểm ở giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, lượng mỡ chiếm 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan, được xem là bệnh lành tính. Biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng, có thể chỉ khó chịu, ấm ách bụng. Thông qua việc khám lâm sàng, phần gan to hơn một chút.
Để phát hiện chính xác bệnh gan bị nhiễm mỡ gia đoạn đầu, người bệnh cần làm xét nghiệm. Đặc biệt, tình trạng bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng phương pháp.
3.2 Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không khi bước sang giai đoạn 2?
Giai đoạn này, lượng mỡ ở trong gan chiếm khoảng 10-20% tổng trọng lượng gan. Người mắc bệnh giai đoạn 2 thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, mệt mỏi. Thời điểm này, mô mỡ đã xuất hiện rõ trên cơ hoành, nhu mô gan. Song, các triệu chứng còn khá phổ thông nên nhiều người thường dễ bỏ qua, khiến bệnh có cơ hội phát triển và tăng nặng.
Theo các bác sĩ, bệnh gan bị nhiễm mỡ cấp độ 2 chưa có phương pháp điều trị triệt để. Cách bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này là ăn uống khoa học, tăng cường hoạt động thể chất để tạo sự miễn dịch tốt cho gan. Đồng thời loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn ra khỏi cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh không được chủ quan, coi thường bởi bệnh rất dễ chuyển biến xấu sang giai đoạn nguy hiểm.
3.3 Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không trong giai đoạn 3?
Đây là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của bệnh khi lượng mỡ ở trong gan chiếm hơn 30%. Xét nghiệm cũng thấy rõ các nhu ở gan lây lan nhanh chóng, rõ rệt. Đi kèm là loạt biểu hiện như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn bên phải, u mạch nổi trên da, chán ăn.
Bệnh có thể bị biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Cơ hội chữa khỏi ở giai đoạn này gần như bằng 0.
4. Phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh gan bị nhiễm mỡ hiệu quả
4.1 Chẩn đoán bệnh
– Chẩn đoán lâm sàng:
Có thể phát hiện bệnh thông qua việc thăm khám lâm sàng. Khi tới cơ sở y tế, cần nói rõ biểu hiện cụ thể mà bạn mắc phải như chán ăn, bụng ấm ách. Ngoài ra, chia sẻ tiền sử sử dụng rượu, các loại thuốc cũng khá quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Việc xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá sự thay đổi của men gan. Dù không phải phương pháp chẩn đoán xác định, song rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân gan bị tổn thương.
– Siêu âm:
Người bệnh thực hiện siêu âm đàn hồi mô gan để đánh giá mức độ gan bị nhiễm mỡ.
– Sinh thiết gan để xác định chính xác nguyên nhân.
4.2 Điều trị gan bị nhiễm mỡ
– Việc chỉ định người bệnh dùng thuốc hay không phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những yếu tố sau:
– Chế độ ăn uống, dinh dưỡng
Bệnh nhân cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh, thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng, không ăn đồ ngọt hoặc quá mặn.
– Lối sống
Tạo lối sống lành mạnh, tham gia hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, tinh thần. Bên cạnh đó, cần tránh xa bia rượu và đồ uống có cồn khác kể cả người mới mắc bệnh hay đã chữa khỏi.
– Duy trì cân nặng
Kiểm soát cân nặng cũng giúp cải thiện tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Song, người bệnh cần lên phương án giảm cân phù hợp, tránh đột ngột sẽ gây ảnh hưởng tới gan.
– Tiêm vắc-xin, phòng vi rút viêm gan
– Sử dụng thuốc
Theo khuyến cáo, vitamin E giúp cải thiện tổ chức gan. Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng loại thuốc này. Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của y bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc hay sử dụng theo cảm tính để tránh bệnh thêm nặng.
– Thuốc đặc trị với người bệnh gặp biến chứng
Trường hợp bệnh nhân bị biến chứng sang xơ gan, viêm gan mãn tính… cần phải dùng các loại thuốc đặc trị. Điều này nhằm mục đích làm chậm diễn biến, ngăn ngừa các biến chứng khác của bệnh.
– Trường hợp vừa bị gan nhiễm mỡ, vừa bị các bệnh tiểu đường hay bệnh tuyến giáp… cần điều trị bệnh nền, nhằm tránh ảnh hưởng tới gan.
5. Kết luận về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan bị nhiễm mỡ gần như không gây ra tổn thương gan vĩnh viễn. Gan có khả năng tự phục hồi nên nếu người bệnh điều trị tốt các bệnh nền, có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm mỡ ở gan.
Tuy nhiên, cần hạn chế việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Bởi nó quyết định đến việc có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh (với giai đoạn đầu) và hạn chế biến chứng nguy hiểm hay không. Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới chỉ nên sử dụng 2 ly đồ uống có cồn mỗi ngày và phụ nữ là 1 ly/ ngày.
Bảo vệ gan là phương pháp phòng ngừa, ngăn chặn tốt nhất tình trạng bệnh gan bị nhiễm mỡ. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao sức khỏe, xây dựng chế độ lành mạnh… để tránh nguy cơ mắc bệnh.