Bệnh động kinh xảy ra khi hệ thần kinh trung ương bị rối loạn khiến người bệnh bất thường trong hành vi, ý thức, cảm xúc,… Điều đó khiến nhiều người lo lắng không biết bệnh động kinh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh là một dạng rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương (não). Động kinh xảy ra khi có sự phóng điện đột ngột và không kiểm soát của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não. Điều này khiến cho các cơn co giật xuất hiện lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi vận động, cảm giác và chức năng của cơ thể.
Bệnh động kinh có các đặc điểm như sau:
– Xuất hiện cơn động kinh, co giật có tính chất định hình và lặp lại.
– Cơn động kinh xảy ra trong thời gian ngắn và không báo trước.
– Đi kèm theo một số rối loạn khác về chức năng thần kinh.
– Nếu đo điện não đồ sẽ thấy các đợt sóng kịch phát bất thường qua điện não đồ.
2. Triệu chứng của bệnh động kinh
Dạng động kinh cục bộ
Đây là dạng động kinh chỉ xảy ra tại vùng nhất định của não bộ, có 2 thể:
– Động kinh cục bộ đơn giản: Con co giật xuất hiện ở một số bộ phận của cơ thể cùng với đó là ảo giác về âm thanh, hình ảnh, mùi vị,… Con co giật kéo dài khoảng 90 giây và không làm mất ý thức ở người bệnh.
– Động kinh cục bộ phức tạp: Xuất hiện cơn co giật ở chân tay hoặc nửa người, kéo dài không quá 2 phút. Có khoảng 80% cơn động kinh cục bộ phức tạp xuất phát từ vùng não gần tai. Cơn động kinh kiểu này làm cho người bệnh bị mất ý thức, nói lời vô nghĩa, thậm chí khó kiểm soát hành vi, cảm xúc thay đổi thất thường
Dạng động kinh toàn thể
Đây là dạng động kinh xảy ra mọi vùng trên não bộ, có tất cả 5 thể.
– Động kinh co giật – co cứng: Có tất cả hai giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Các cơ co lại đột ngột làm người bệnh ngã xuống và mất hoàn toàn ý thức trong khoảng 10 – 20 giây.
+ Giai đoạn 2: Các cơn co giật liên tục kéo dài từ 2 đến 3 phút sau đó các cơ đang co cứng giãn dần ra. Người bệnh gần như còn cảm giác và không biết trước đó đã xảy ra điều gì.
– Co giật đơn thuần hoặc động kinh co cứng: Thể động kinh này ít xảy ra, chỉ là các cơn co giật hoặc co cứng toàn thân đơn thuần.
– Động kinh mất ý thức: Người bệnh mất ý thức đột ngột đi kèm với hiện tượng đột ngột dừng việc đang làm, mắt nhìn vào một điểm khoảng 3 – 30 giây rồi tỉnh lại và làm tiếp công việc trước đó nhưng không biết mình vừa trải qua chuyện gì.
– Động kinh rung giật cơ: cơ bắp đột ngột bị co giật và mất tự chủ ở một phần cơ thể hoặc toàn thân. Đông kinh rung giật cơ tương đối giống với sốc điện.
– Mất trương lực cơ: Xảy ra khi một nhóm cơ bị mất trương lực đột ngột khiến người bệnh bất ngờ ngã xuống đất, đầu gật về trước, mí mắt sụp xuống, làm rơi đồ trên tay,… nhưng ý thức vấn còn.
3. Bệnh động kinh có nguy hiểm không?
Bệnh động kinh là bệnh lý nguy hiểm và chúng gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Khi bị động kinh, não bộ sẽ bị rối loạn từ đó các bộ phận trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo.
Bệnh động kinh có nguy hiểm hay không? Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Hệ thần kinh là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể, là cơ quan chỉ đạo mọi hoạt động diễn ra của cơ thể. Khi bị bệnh động kinh, những xung điện từ não bộ và tủy sống bị gián đoạn, khiến người bệnh gặp phải những cơn co giật. Co giật kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim, mất ý thức, ngừng thở,…
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới
Bệnh động kinh khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam và nữ giới.
Nữ giới bị bệnh động kinh có thể bị rối loạn kinh nguyệt, khả năng bị vô sinh và sảy thai cao. Nam giới sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh bị giảm ham muốn sinh hoạt vợ chồng, gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Người bệnh co giật, khó thở khi bị động kinh, hơi thở tạm thời sẽ bị gián đoạn làm cho nồng độ oxy trong máu thấp bất thường. Lúc này, nếu không được cung cấp đủ oxy trong thời gian sớm nhất, người bệnh sẽ tử vong ngay trong cơn động kinh. Hậu động kinh, người bệnh sẽ gặp một số di chứng như khó ngủ, thở gấp, mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược.
Ảnh hưởng hệ tim mạch
Các cơn động kinh xuất hiện thường xuyên sẽ khiến cho tim bị loạn nhịp, đập nhanh hơn hoặc chậm hơn. Đồng thời người bệnh cũng sẽ bị khó thở, tức ngực. Tình trạng này kéo dài, người bệnh rất dễ tử vong do nhịp tim bị gián đoạn.
Bệnh động kinh có nguy hiểm hay không? Bệnh ảnh hưởng đến cơ bắp
Bệnh động kinh làm hệ thống cơ bắp trở nên cứng hoặc mềm nhão hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh.
Ảnh hưởng đến hệ thống xương
Bệnh động kinh không được điều trị sẽ khiến cho hệ thống xương khớp của người bệnh trở nên suy yếu, có thể xuất hiện tình trạng loãng xương. Đặc biệt, trong cơn co giật, người bệnh có thể bị té ngã làm tăng nguy cơ bị gãy xương.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa thường gặp ở người mắc bệnh động kinh: khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,…
4. Điều trị bệnh động kinh như thế nào?
Hiện nay, bệnh động kinh có thể điều trị được bằng cách dùng thuốc cắt cơn, thuốc chống động kinh hoặc chống có giật để kiểm soát cơn động kinh. Ngoài ra với một số bệnh nhân kháng thuốc, sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả, vẫn xuất hiện các cơn co giật thì cần tiến hành phẫu thuật.
Người bệnh động kinh không phải bị bệnh tâm thần, nếu được kiểm soát cơn động kinh người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, học tập, làm việc, sinh con, giao tiếp như người bình thường
Nên đi khám tổng quát định kỳ khi người nhà có tiền sử mắc bệnh động kinh, trải qua cơn động kinh đầu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “bệnh động kinh có nguy hiểm không?” và biết được cách sơ cứu khi gặp bệnh nhân động kinh.