Ruột già là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Bệnh đau ruột già có thể gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh đau ruột già
Bệnh đau ruột già là tình trạng trên niêm mạc của ruột xuất hiện các tổn thương, sưng viêm gây ra các cơn đau. Ruột già hay thường gọi là đại tràng nằm trải dài từ cuối ruột non đến hậu môn. Chiều dài của đại tràng lên tới 152cm và tạo thành hình chữ U xung quanh bụng.
Nhiều người nhầm tưởng ruột già không phải là bộ phận quan trọng. Tuy nhiên thực tế đây là bộ phận thực hiện nhiều nhiệm vụ trong hệ tiêu hóa:
– Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ vitamin, dưỡng chất, nước, điện giải
– Các vi khuẩn trong ruột già sẽ tiêu hóa các chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ hết ở dạ dày và ruột non
– Chức năng tạo phân và bài tiết ra khỏi cơ thể
2. Một số nguyên nhân gây bệnh đau ruột già
Ruột già là bộ phận phải làm việc thường xuyên và tiếp xúc với nhiều vi khuẩn vì vậy rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh đau ruột già có thể do một số bệnh lý như:
2.1 Viêm đại tràng gây bệnh đau ruột già
Đây là tình trạng lớp niêm mạc của ruột già bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Các vết loét bào mòn có thể gây chảy máu. Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị sớm sẽ trở thành mạn tính gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.
2.2 Viêm đại tràng co thắt
Bệnh đau ruột già do ruột bị kích thích gây ra các cơn co thắt. Dấu hiệu là người bệnh thường xuyên đau quặn bụng, đi đại tiện bất thường. Nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng, thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
2.3 Bệnh Crohn
Crohn là bệnh lý gây viêm đường ruột mạn tính có thể gây tổn thương ở bất kỳ đoạn nào trong ống tiêu hóa. Ảnh hưởng của bệnh Crohn nhiều nhất tới ruột non và đại tràng. Phần thành trong của đại tràng và ruột non bị loét. Triệu chứng của bệnh lý này thường nghiêm trọng hơn bệnh viêm đại tràng. Cụ thể các triệu chứng là: Đau bụng từng cơn âm ỉ tới dữ dội, đi đại tiện phân lỏng và có máu, buồn nôn, nôn.
Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: Tắc ruột, nứt hậu môn, loét ruột, cơ thể suy nhược do thiếu chất, viêm khớp,…
2.4 Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể điều trị thành công. Ngược lại khi chẩn đoán bệnh quá muộn thì các tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác vô cùng khó chữa khỏi. Để tăng khả năng điều trị thành công bạn cần phát hiện bệnh sớm nhờ vào các triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng thất thường, phân có lẫn máu,….
3. Cách điều trị khi bị đau ruột già
Bệnh đau ruột già gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Dưới đây là cách điều trị và khắc phục giảm đau hiệu quả.
3.1 Các giải pháp tại nhà điều trị bệnh đau ruột già
Nếu tình trạng đau nhẹ do niêm mạc xuất hiện tổn thương thì có thể thực hiện một số biện pháp dân gian tại nhà:
– Sử dụng nghệ: Trộn đều 2 thìa tinh bột nghệ + 1 thìa mật ong và ăn trực tiếp. Nên ăn trước bữa cơm khoảng nửa tiếng. Duy trì thực hiện tới khi các triệu chứng đau thuyên giảm.
– Lá mơ lông: Lá mơ lông và gừng rửa sạch sau đó thái nhỏ. Trộn đều nguyên liệu với trứng gà sau đó hấp cách thủy tới khi khi. Thực hiện ăn mỗi ngày 1 lần.
– Sử dụng nha đam: Nha đam tươi bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt. Xay nhuyễn cùng nước ấm thành hỗn hợp để uống. Mỗi ngày nên uống 3 lần và sau khi ăn 30 phút.
Các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp làm dịu cơn đau và hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương tại đại tràng. Tuy nhiên các bài thuốc dân gian này chỉ nên áp dụng với trường hợp đau nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hơn bạn cần điều trị bằng thuốc.
3.2 Thăm khám và điều trị y tế
Nhiều trường hợp bệnh đau ruột già ở giai đoạn nặng không thể sử dụng biện pháp chữa bệnh bằng mẹo tự nhiên. Người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.
Các triệu chứng nguy hiểm là:
– Đau bụng dữ dội thường xuyên
– Rối loạn đại tiện trên 3 ngày không giảm
– Chảy máu đại tràng
– Sốt cao, hoa mắt, chóng mặt
Để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp bác sĩ cần thăm khám kỹ để xác định nguyên nhân và các bệnh lý liên quan. Từng bệnh lý cũng có mức độ nặng nhẹ để có cách can thiệp phù hợp. Các bệnh Crohn, viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng thể nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên với trường hợp xuất hiện polyp hoặc ung thư đại tràng thì cần phải phẫu thuật. Phương pháp hóa trị, xạ trị cũng có thể được chỉ định khi bệnh nhân bị ung thư.
Bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Điều này giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
4. Chăm sóc và dự phòng
Các biện pháp chăm sóc không chỉ giúp điều trị mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái diễn.
4.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và ruột già. Chính vì vậy mọi người cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể như:
– Các loại trái cây và rau xanh: Cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa cho cơ thể
– Chế biến thức ăn bằng cách thái nhỏ, nấu chín mềm
– Chia nhỏ và giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn để hạn chế áp lực lên dạ dày
– Tránh ăn các thực phẩm chua cay, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt, rượu,…
– Tuyệt đối không hút thuốc lá vì có thể ảnh hưởng tới bản thân và những người xung quanh
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ bài tiết các độc tố ứ đọng trong ruột ra khỏi cơ thể. Bên cạnh uống nước lọc bạn có thể uống thêm nước ép từ trái cây và rau củ. Các loại nước này giúp tăng cường miễn dịch
4.2 Giữ thói quen sinh hoạt khoa học
– Dành thời gian tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng
– Hạn chế thức khuya sau 11 giờ
– Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh xảy ra căng thẳng, stress
Bệnh đau ruột già là bệnh lý không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh được phát hiện sớm và điều trị phù hợp có thể được đẩy lùi nhanh chóng. Tuy nhiên nếu bệnh đã tiến triển nặng thì việc điều trị vô cùng khó khăn và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.