Bệnh lý sâu răng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng và có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Xây dựng một chế độ sinh hoạt, vệ sinh răng miệng khoa học là giải pháp hữu hiệu nhất, giúp bảo vệ đúng cách để răng không bị sâu. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về sâu răng
Tình trạng tổn thương men răng, ngà răng hình thành các chấm đen trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra gọi là sâu răng. Biểu hiện thường thấy nhất khi bị sâu răng chính là các đốm đen xuất hiện trên bề mặt của răng. Đây là kết quả của quá trình vi khuẩn phát triển quá mức, gây hủy khoáng men răng và hình thành các chấm, lỗ tổn thương trên răng.
Tình trạng sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người có một chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng kém khoa học. Khi bị sâu răng, phần lớn mọi người đều gặp phải các triệu chứng:
– Chấm đen ở bề mặt răng
– Sưng nướu
– Chảy máu nướu
– Ê, đau buốt răng
– Hơi thở có mùi
– Răng ngả màu…
Bệnh lý sâu răng tiến triển theo các mức độ: Sâu men răng, sâu ngà nông, sâu ngà sâu, sâu ăn vào tủy răng. Mức độ sâu răng càng lớn thì càng nguy hiểm và khó khăn trong việc điều trị.
2. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Những vi khuẩn này gặp điều kiện thuận lợi để tấn công và phá hủy men răng cũng như các tổ chức trên răng vì:
– Vệ sinh răng miệng không khoa học: Răng không được làm sạch đều đặn hằng ngày tạo nên mảng bám, cao răng, khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển hơn.
– Ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, tính axit cao quá nhiều làm tổn thương men răng.
– Cơ thể thiếu nước, khiến môi trường vi sinh vật trong khoang miệng bị mất cân bằng, vi khuẩn phát triển quá mức.
– Chấn thương khiến răng bị nứt vỡ, lộ ngà răng làm vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
– Ngoài ra, những người thường xuyên mắc trào ngược dạ dày hoặc một số bệnh lý toàn thân khiến sức đề kháng giảm sút cũng khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây sâu răng.
3. Biến chứng của sâu răng
Nếu không được xử trí và điều trị kịp thời, sâu răng có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân như sau:
– Sâu răng ăn vào tủy, gây chết tủy, viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng….
– Gây ra các cơn đau nhức, ê buốt răng, cơn đau nghiêm trọng hơn khi ăn uống và có thể lan tới tận thái dương.
– Gây viêm lợi, viêm nha chu khiến lợi sưng nề, đỏ tấy, có thể xuất hiện ổ mủ bất thường.
– Nhiễm trùng lan sang mô xung quanh gây áp xe quanh răng, u nang quanh chóp răng.
– Viêm nhiễm lan xuống xương hàm, gây viêm xương hàm.
– Ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng, tiềm ẩn nguy cơ gây viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản…
– Răng suy yếu, lung lay và có thể mất răng khi sâu răng quá nghiêm trọng làm chết tủy răng
– Nhiễm trùng máu, các bệnh lý tim mạch… có thể đe dọa tới tính mạng của mọi người.
Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu răng miệng bất thường, mọi người cần tới ngay nha khoa để được bác sĩ xử trí kịp thời, đúng cách. Đối với răng sâu nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành tái khoáng hoặc hàn trám để bảo toàn chức năng răng. Đối với trường hợp răng sâu ăn vào tủy thì cần phải điều trị tủy dứt điểm. Nếu răng quá yếu, chỉ định nhổ bỏ là giải pháp an toàn nhất để bảo vệ các răng khác và sức khỏe xương hàm.
4. Cách để răng không bị sâu
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do sâu răng gây ra, mọi người cần xây dựng một chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học.
4.1. Vệ sinh răng miệng
– Đánh răng đều đặn mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa Flour vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.
– Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu, nên chải đều khắp các mặt trong và ngoài của răng.
– Vệ sinh kẽ răng sạch sẽ bằng việc sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ tơ nha khoa.
– Vệ sinh mặt lưỡi cho răng bằng cạo lưỡi chuyên dụng và súc miệng sạch sẽ để toàn bộ khoang miệng đều được làm sạch.
– Vệ sinh kỹ các dụng cụ chải răng sau khi sử dụng, cất ở những nơi khô ráo, thoáng đãng.
– Thay mới bàn chải từ 3-4 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng miệng.
4.2. Chăm sóc răng miệng
– Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, trái cây tươi, sữa chua…
– Hạn chế ăn uống những thực phẩm chứa nhiều đường, cay nóng, dai cứng hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tính axit cao để bảo vệ men răng.
– Uống nhiều nước để hệ vi sinh vật trong khoang miệng luôn cân bằng, ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh.
– Massage nướu nhẹ nhàng để kích thích máu tuần hoàn tốt, tăng cường sự chắc khỏe cho nướu và răng.
– Lấy cao răng và mảng bám thường xuyên từ 3-6 tháng/lần hoặc khi bác sĩ chỉ định để làm sạch bề mặt răng một cách hiệu quả.
– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời, đúng cách khi ở giai đoạn ban đầu.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học là cách để răng không bị sâu hiệu quả nhất. Do vậy, mọi người cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng và chủ động thăm khám để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.