Hiện nay ở Việt Nam, số lượng người mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp ngày càng gia tăng. Bệnh rất dễ mắc phải do các nguyên nhân khác nhau gây ra như: Virus, vi khuẩn,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng tổn thương trên niêm mạc lớp lót phía trong dạ dày và ruột. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm trùng. Bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua việc tiếp xúc, ăn uống chung. Khác với bệnh viêm dạ dày cấp tính thông thường, viêm dạ dày ruột cấp tính kèm theo tổn thương niêm mạc ruột gây đi ngoài, tiểu ra máu.
Viêm dạ dày ruột cấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu với bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Hiện tượng mất nước khi bị bệnh không quá nghiêm trọng với người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên bệnh lý này khá nguy hiểm với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý nặng.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và ruột ở mỗi đối tượng không giống nhau. Để điều trị bệnh hiệu quả các bác sĩ phải tìm ra tác nhân chính gây bệnh.
2.1 Nguyên nhân do các loại vi sinh vật
Đa số các trường hợp mắc bệnh là do vi khuẩn, virus gây ra. Hai loại virus phổ biến nhất là adenovirus và norovirus.
Kế tiếp là các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh như: Campylobacter, E. coli, Shigella,…Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày và gây bệnh.
Một nhóm vi sinh vật khác cũng được nhắc đến là tác nhân gây bệnh chính là các loại ký sinh trùng. Chúng thường sống trong nguồn nước ô nhiễm, các bể bơi công cộng,…
2.2 Do tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc bên cạnh chức năng chính là điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng sẽ bị tổn thương khi sử dụng loại thuốc không phù hợp trong thời gian dài.
2.3 Các yếu tố khách quan gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Viêm dạ dày ruột cấp có thể xảy ra khi bạn bị dị ứng thực phẩm, ngộ độc, nhiễm các độc tố hóa học. Một số bệnh lý cũng có thể gây những ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa. Chúng có thể khiến dạ dày bị tổn thương và sưng viêm.
3. Phân loại triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp tính
Viêm dạ dày ruột dạng cấp tính có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt già hay trẻ. Bệnh được chia ra hai nhóm triệu chứng nhằm giúp dễ phân biệt tình trạng viêm nhiễm.
3.1 Các dấu hiệu bệnh ở thể nhẹ
– Phân lỏng, tiêu chảy ( có thể kèm nhầy và máu)
– Chuột rút
– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
– Buồn nôn, nôn mửa
– Mệt mỏi, choáng váng
– Sốt nhẹ
Các triệu chứng này thường khởi phát sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ 1 – 2 ngày. Chúng có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc lâu hơn.
3.2 Các dấu hiệu khi bệnh đã chuyển nặng
Viêm dạ dày ruột cấp khiến người bệnh nôn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước trầm trọng, co giật, hôn mê,… Bạn cần tới bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Khát nước dữ dội
– Tiểu ít và sẫm màu, không đi tiểu trong vòng 8 tiếng
– Miệng khô, da khô
– Sốt cao trên 38,5 và không thể hạ nhiệt
Để xác định chính xác bệnh lý mắc phải ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng kể trên thì bệnh nhân cần được chẩn đoán bằng các xét nghiệm. Hiện nay phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày ruột cấp là:
– Nuôi cấy phân
– Chụp PCR
– Xét nghiệm miễn dịch
4. Điều trị bệnh viêm dạ dày ruột
– Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh sẽ uống một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc hạ sốt
– Bệnh nhân cũng nên thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như: Uống nhiều nước( nước lọc, súp, nước trái cây,…) để tránh mất nước. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch điện giải khi có triệu chứng mất nước nhiều.
– Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy và nôn mửa nặng cần tới bệnh viện để truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung lượng nước đã mất
– Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giúp phục hồi sức khỏe
5. Chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp tính
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì cách chăm sóc và chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh. Mọi người nên thực hiện theo các cách sau:
5.1 Chế độ ăn phù hợp cho người bị bệnh viêm dạ dày ruột cấp
– Chia nhỏ bữa ăn thành các bữa chính và phụ để dạ dày không bị tình trạng quá đói hoặc quá no
– Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thức ăn nhiều chất béo
– Hạn chế ăn đồ chua cay, thực phẩm tái, đồ ăn chưa nấu chín
– Nên ăn đồ dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, khoai lang,…
– Kiêng các loại nước ngọt, trà, bia rượu
– Bổ sung nhiều nước mỗi ngày bằng các nguồn khác nhau như: Nước lọc, nước trái cây, canh,…
– Ăn chậm và nhai kỹ để nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày
5.2 Chế độ sinh hoạt
– Hạn chế căng thẳng, lo âu liên tục trong thời gian dài
– Nghỉ ngơi điều độ, không nên thức khuya và làm việc quá sức
– Luôn nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn có cơ hội lây lan
– Không nên dùng chung đồ đạc hoặc ăn chung với người bị bệnh
– Uống thuốc đúng liều lượng theo yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi đơn thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
– Tạo thói quen khám bệnh định kỳ nhằm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp nếu được điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu bệnh phát hiện chậm trễ và không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.