Chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách là một trong những việc làm quan trọng để duy trì một hàm răng chắc khỏe. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng hàng ngày hiệu quả, khoa học. Đừng bỏ lỡ!
Menu xem nhanh:
1. Hậu quả khi không vệ sinh răng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ những người gặp phải các vấn đề về răng miệng có thể lên tới 70-80% trên khắp toàn cầu.Nguyên nhân chính khiến mọi người thường xuyên mắc các bệnh lý nha khoa chính là vệ sinh răng miệng kém khoa học. Theo các chuyên gia, thói quen không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi để các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây ra các bệnh lý:
– Sâu răng: Mảng bám trên răng chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẵn sàng xâm nhập và tấn công lớp men bảo vệ răng, từ đó dẫn tới sâu răng. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng tới tới sức khỏe răng miệng của người bệnh.
– Viêm lợi: Vi khuẩn hiện diện trong mảng bám, cao răng sẽ tấn công các tổ chức nướu, dẫn tới tình trạng chảy máu, viêm lợi.
– Viêm nha chu: Biến chứng viêm lợi nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm nha chu. Nướu bị tổn thương nghiêm trọng, không còn đảm nhiệm được chức năng bảo vệ răng miệng và có thể dẫn tới tình trạng răng lung lay, dễ sâu răng…
– Biến chứng thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của người mẹ thường suy yếu kết hợp thay đổi nội tiết tố, dẫn tới dễ mắc bệnh lý nha khoa và ảnh hưởng tới chất lượng thai kỳ như có thể dẫn tới sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng…
– Ung thư: Vi khuẩn từ khoang miệng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư cổ, thực quản, phổi…
– Tiểu đường: Suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
2. Cách chăm sóc răng hằng ngày
2.1. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là một trong số những cách chăm sóc răng hàng ngày hiệu quả trong việc làm sạch thức ăn thừa trong kẽ răng, giảm thiểu nguy cơ hình thành mảng bám và cao răng. Vì vậy, mọi người cần lưu ý:
– Đánh răng 2-3 lần, mỗi lần từ 2-3 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn 30 phút, trước khi đi ngủ để làm sạch khoang miệng.
– Sử dụng loại kem đánh răng phù hợp, chứa flour hoặc các khoáng chất tốt cho răng.
– Chải răng theo chiều xoay tròn, chiều dọc để làm sạch cả bề mặt lẫn kẽ răng.
– Sử dụng tăm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa ở khu vực kẽ răng mà bản chải khó vệ sinh tới.
– Sử dụng rơ lưỡi mặc bàn chải lưỡi để làm sạch mặt lưỡi, loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa.
– Súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng bác sĩ khuyến cáo.
Cần lưu ý, sau khi chải răng thì mọi người nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như bàn chải, máy tăm nước… Đồng thời, nên thay bàn chải mới từ 3-4 tháng/lần để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn trú ngụ ở bàn chải cũ gây ra bệnh lý nha khoa.
2.2. Chăm sóc răng miệng
Song song với một chế độ vệ sinh răng miệng khoa học thì mọi người cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh để có thể góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả.
– Tránh các chấn thương răng miệng để giảm thiểu nguy cơ tổn thương răng nướu.
– Sử dụng tăm chỉ nha khoa để xỉa răng thay cho tăm truyền thống để hạn chế gây trầy xước và tổn thương nướu.
– Không mút tay, nghiến răng hay dùng răng để cắn, vặn mở nắp chai bởi điều này có thể dẫn tới sứt mẻ, gãy vỡ răng.
– Massage nhẹ nướu răng có thể giúp kích thích các mạch máu lưu thông, cải thiện sức khỏe răng miệng.
– Lấy cao răng và khám răng định kỳ tại nha khoa để kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng.
– Tuân thủ quá trình điều trị bệnh lý nha khoa nếu có với phác đồ do bác sĩ chuyên môn chỉ định.
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị sâu răng, viêm lợi… để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3. Dinh dưỡng tốt cho răng
Một chế độ ăn uống khoa học cũng được đánh giá là có tầm quan trọng trong việc duy trì hàm răng chắc khỏe vượt trội. Vì vậy, mọi người cần lưu ý tới các vấn đề sau khi xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho bản thân:
– Bổ sung đủ dưỡng chất để cơ thể và răng miệng luôn khỏe thông qua thực phẩm tươi xanh, an toàn với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu: Canxi, Protein, Sắt, Kali, Phốt pho, vitamin…
– Uống đủ nước, ăn nhiều sữa chua có thể bổ sung lợi khuẩn cho khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa.
– Ăn những thực phẩm dễ nhai, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho hàm răng, đặc biệt là đối với những răng đang trong quá trình chỉnh nha, điều trị bệnh lý…
– Hạn chế những đồ ăn quá dai cứng khiến răng phải sử dụng lực nhiều, dễ dàng tổn thương men răng và nướu.
– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ chiên xào rán nhiều dầu mỡ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công răng miệng.
– Ăn các loại gia vị một cách khoa học, khôn lạm dụng để tránh gây kích ứng nướu.
– Không uống rượu bia có cồn, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá… để bảo vệ cơ thể cũng như hàm răng.
– Ăn nhiều loại trái cây tươi xanh vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và chất xơ tối cho răng miệng.
Bất kỳ ai cũng cần được trang bị các kiến thức đúng đắn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học. Các nguyên tắc chăm sóc răng hàng ngày trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, việc cần làm ngay lúc này chính là đi khám kịp thời để bác sĩ có thể đưa ra hướng xử trí nhanh chóng, phù hợp.