Ngày nay, niềng răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ nha khoa được sử dụng rất phổ biến. Với phương pháp này, người dùng có đa dạng sự lựa chọn tùy theo tình trạng và nhu cầu. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại chính là “đời đầu” của niềng răng. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 lưu ý về niềng răng mắc cài kim loại.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về niềng răng mắc cài kim loại?
Niềng răng mắc cài kim loại là một phương pháp niềng cố định. Người dùng sẽ được sử dụng các mắc cài bằng kim loại kết hợp cùng dây cung định hình chuyên dụng. Sự phối hợp này sẽ tạo nên lực tác động làm di chuyển các răng lệch, thụt hay nhô về vị trí thích hợp. Nhờ vậy, gương mặt sẽ được trả lại sự cân đối, hài hòa, khớp cắn chuẩn sinh lý.
2. Những đối tượng nên niềng răng bằng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài bằng kim loại là phương pháp niềng đem lại hiệu quả tốt. Phương pháp này có thể áp dụng với hầu hết các trường hợp sai lệch và cần chỉnh nha. Ví dụ như:
– Khớp cắn chưa chuẩn sinh lý, bị sai khớp cắn, xương hàm lệch lạc. Ví dụ như răng hàm trên phủ hết 3/4 răng của hàm dưới ( khớp cắn sâu), móm (khớp cắn ngược), khớp cắn bị chéo hoặc hở.
– Cấu trúc của răng không đồng đều nhau: Răng chen chúc, răng khấp khểnh, răng thưa, răng bị vẩu, …
3. Có bao nhiêu loại mắc cài kim loại?
Niềng răng bằng mắc cài kim loại được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại phương pháp niềng có những đặc điểm riêng. Về cơ bản, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 3 kiểu loại sau:
3.1 Mắc cài kim loại thường
Đây là loại niềng răng bằng mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến nhất. Loại mắc cài này được chế tạo từ hợp kim, có rãnh để gắn dây cung. Sau đó, cả mắc cài và dây cung sẽ được cố định lại bằng dây thun buộc.
Với niềng răng bằng mắc cài kim loại thường người dùng có thể nhận thấy hiệu quả sau quá trình niềng. Đồng thời, đây cũng là phương pháp có giá thành khá tiết kiệm.
3.2 Mắc cài kim loại tự buộc
Với loại niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc, khóa tự đóng sẽ được cài đặt tích hợp ngay trên mắc cài. Công dụng của khóa này chính là chốt cố định dây cung. Điều này giúp ta không cần phải sử dụng thêm dây thun. Do đó, lực siết lên răng thật sẽ được ổn định, người dùng không cần thường phải thường xuyên tới nha khoa để chỉnh lực xiết lại.
Tuy nhiên, phương pháp niềng này cũng tồn tại rủi ro nhất định. Điển hình là tình trạng giãn thun, thun bị ma sát vào má gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, khi khóa tự động đóng thì niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc cũng có đặc điểm giống với mắc cài loại thường.
3.3 Mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng bằng mắc cài kim loại mặt trong cũng có những đặc điểm tương tự với hai loại niềng trên. Thế nhưng, thay vì mắc cài được đặt ở mặt trước, phương pháp này lại được gắn phần mắc cài ở mặt trong của răng. Nhờ vậy, phần mắc cài được đặt kín đáo, hạn chế bị lộ niềng.
4. Những ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại
4.1 Ưu điểm
Sau đây là một số lý do đưa niềng bằng mắc cài kim loại trở thành phương pháp niềng phổ biến, được nhiều người tin chọn:
– Đảm bảo được hiệu quả sau quá trình niềng: Khi trong quá trình sử dụng những khí cụ niềng răng, chúng rất khó gãy và có thể tạo ra một lực siết nhất định. Lực siết này giúp đảm bảo quá trình chỉnh nha đem lại hiệu qua ưng ý. Do đó, khi lựa chọn phương pháp này, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả.
– Thời gian thực hiện không quá lâu: So với những phương pháp “đời đầu” của niềng răng thì niềng răng bằng mắc cài kim loại được cho là có thời gian thực hiện ngắn nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Điều này là nhờ chất liệu và cấu tạo của bộ niềng răng giúp duy trì một lực siết ổn định lên răng.
– Mức chi phí phù hợp: Nhờ giữ nguyên được cách thức thực hiện và tính chất ban đầu nên niềng răng bằng mắc cài kim loại có mức chi phí khá thấp so với nhiều loại chỉnh nha khác. Điều này đưa phương pháp niềng bằng mắc cài kim loại phù hợp với đa số người mong muốn đem tới một diện mạo mới cho hàm răng nhưng tài chính còn hạn chế.
4.2 Hạn chế
Ngoài những ưu điểm đưa phương pháp niềng bằng mắc cài kim loại trở nên thông dụng thì vẫn tồn tại những hạn chế như:
– Hạn chế về tính thẩm mỹ: Ngược lại với hiệu quả chỉnh nha thì hiệu quả về tính thẩm mỹ trong quá trình niềng cũng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Khi niềng, người dùng sẽ bị lộ mắc cài kim loại. Điều này có thể ảnh hưởng tới giao tiếp và sự tự tin của người dùng.
– Các vấn đề răng miệng: Người niềng răng bằng mắc cài kim loại sẽ dễ bị mắc thức ăn vào khí cụ. Việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Và khi không thể chăm sóc tốt răng miệng sẽ dễ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, …
– Gây cảm giác khó chịu: Thời gian đầu người dùng sẽ chưa quen với mắc cài. Những cảm giác vướng víu, khó chịu thậm chí tổn thương niêm mạc sẽ xuất hiện. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần ăn những món mềm, loãng và dễ nuốt. Sau 2 tuần, ta sẽ có thể làm quen tốt hơn.
5. 6 lưu ý về niềng răng mắc cài kim loại
Khi thực hiện niềng răng bằng mắc cài kim loại, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
– Xác định xem bản thân có dị ứng với kim loại không. Nếu có, người bệnh cần trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp không sử dụng khung kim loại.
– Thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Điều này giúp tình trạng răng luôn được kiểm soát và khắc phục kịp thời khi có vấn đề.
– Thực hiện đánh răng đều đặn tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Sau khi ăn khoảng 30 phút nên làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, máy tăm nước, …
– Hạn chế sử dụng những món ăn cứng, dai và có độ bám cao.
– Trong trường hợp bị rơi hay bung mắc cài, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay.
– Đeo khí cụ chỉnh nha đúng thời gian và đeo thun theo lời dặn của bác sĩ.
Trên đây là 6 lưu ý về niềng răng mắc cài kim loại cần ghi nhớ. Mọi người hãy lưu lại để có thể áp dụng khi cần thiết.