Bệnh glocom (cườm nước) thường phát triển dần, không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn ban đầu. Khi bệnh glocom trở nặng, sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Vậy sau phẫu thuật cần chăm sóc bệnh nhân glocom như nào? Dưới đây là 6 cách chăm sóc bệnh nhân glocom sau phẫu thuật hiệu quả Thu Cúc TCI gợi ý cho bạn.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về glocom là gì?
Bệnh glôcôm, được biết đến rộng rãi trong dân gian dưới cái tên “thiên đầu thống”. Đây là một tình trạng tổn thương của dây thần kinh thị giác. Bệnh thường phát sinh do tăng áp lực trong mắt (áp lực nhãn áp).
Trước khi y học phát triển và điều kiện chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, thiên đầu thống gần có thể gây nên mù lòa.
2. 6 cách chăm sóc bệnh nhân glocom sau phẫu thuật hiệu quả
Sau quá trình phẫu thuật glocom, mắt của bệnh nhân không ổn định và cần một khoảng thời gian để phục hồi. Trong giai đoạn này, có thể xuất hiện những biến chứng liên tiếp. Cụ thể như ngứa, cộm, chảy nước mắt và kích ứng mắt.
Để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc chống nhiễm trùng và chống viêm sau phẫu thuật. Đồng thời, việc tuân thủ 6 lưu ý dưới đây sẽ giúp bệnh nhân bảo vệ mắt một cách tốt sau phẫu thuật glocom.
2.1 Tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ
Sau khi tiến hành phẫu thuật cườm nước, người bệnh cần tuân thủ một số quy định về việc sử dụng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định một cách nghiêm ngặt.
– Đối với thuốc uống: phải đảm bảo uống đúng liều lượng và theo đúng thời gian quy định bởi bác sĩ.
– Đối với thuốc nhỏ mắt: Trước khi lấy lọ thuốc, họ phải vệ sinh tay sạch sẽ. Sau đó, sử dụng đúng liều lượng thuốc và đúng số lần chỉ định, đồng thời đảm bảo thời gian cách nhau giữa mỗi lần nhỏ. Khi cần phải nhỏ cùng lúc nhiều loại thuốc, nên nhỏ từng loại thuốc một sau mỗi khoảng thời gian ít nhất là 15-20 phút. Điều này giúp hạn chế tương tác giữa các loại thuốc. Đặc biệt, tránh các phản ứng gây hại cho mắt và đảm bảo hiệu quả của từng loại thuốc được tối đa hóa.
2.2 Nhớ tái khám đúng lịch hẹn
Sau khi tiến hành phẫu thuật glocom, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám mắt định kỳ. Điều này để theo dõi quá trình phục hồi của mắt, đồng thời đánh giá tình trạng nhãn áp và chức năng thị giác. Quá trình tái khám mắt được chia thành các giai đoạn như sau:
– Tái khám lần đầu: Ngay sau khi bệnh nhân mổ cườm nước. Tái khám mắt để bác sĩ kiểm tra sớm các biến chứng có thể xảy ra. Thậm chí, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, nhằm bảo vệ thị lực.
– Tái khám lần tới: Sau giai đoạn tái khám đầu tiên. Bệnh nhân cần đến khám mắt theo đúng lịch trình được chỉ định. Cụ thể, các thời điểm quan trọng bao gồm sau 1 tuần và 2 tuần sau mổ cườm. Theo đó là cùng với 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật. Điều này giúp bác sĩ theo dõi tiến trình phục hồi và xác định tình trạng nhãn áp và chức năng thị giác của mắt.
– Tái khám theo chỉ định: Trong trường hợp đặc biệt hoặc phát hiện các biến chứng sớm. Bệnh nhân cần đến tái khám mắt theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này đảm bảo việc phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời. Cụ thể, để tránh tác động tiêu cực đến thị giác.
– Khám định kỳ: Sau phẫu thuật glocom, bệnh nhân cần duy trì việc khám mắt định kỳ. Cụ thể: từ 3 đến 6 tháng một lần, tùy theo lịch hẹn của bác sĩ. Thời gian khám định kỳ sẽ được điều chỉnh dựa trên mức độ tổn thương chức năng thị giác của từng bệnh nhân.
2.3 Chăm sóc mắt hằng ngày đúng cách
Có thể thực hiện vệ sinh mắt hàng ngày bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, từ 2 đến 3 lần/ngày. Sau khi nhỏ dung dịch vào mắt, có thể sử dụng bông y tế để lau sạch bờ mi từ trong ra ngoài. Bắt đầu từ trung tâm mắt và lau ra xung quanh. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cần tránh để xà phòng, hoá chất hoặc nước bẩn khác rơi vào mắt.
Khi sử dụng thuốc, rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước. Để nhỏ thuốc vào mắt, cần giữ đầu lọ thuốc cách mắt khoảng 3 – 5cm. Lúc đó, đầu lọ nghiêng ra sau và sử dụng ngón tay trỏ nhẹ nhàng kéo mi mắt dưới xuống. Với tay còn lại, nhẹ nhàng ấn lọ thuốc để nhỏ từ 1 – 2 giọt vào kết mạc mi dưới mắt. Ngoài ra, nên cho mắt được nghỉ ngơi thường xuyên và tránh điều tiết nhiều.
2.4 Bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại
Sau quá trình phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân glocom rất quan trọng việc người bệnh luôn đeo kính bảo vệ mắt. Điều này là bắt buộc kể cả khi ở trong nhà. Khi ra ngoài, cần nhớ đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có thể gây hại. Ví dụ như: khói, bụi, tia cực tím từ mặt trời, hoặc phấn hoa. Những yếu tố này có thể gây kích ứng và không tốt cho mắt sau phẫu thuật. Bởi lúc này, mắt vẫn đang trong giai đoạn yếu.
Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần hạn chế chạm vào mắt. Tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt, xoa mặt hoặc tiếp xúc gần mắt. Tay chúng ta thường tiếp xúc với nhiều vật liệu và vi khuẩn, nếu vô tình chạm vào mắt, có thể gây nhiễm trùng. Thậm chí là gây hại cho mắt đối với những người mới phẫu thuật và mắt đang yếu.
Hạn chế các hoạt động có thể gây va đập mạnh hoặc tác động mạnh lên mắt. Cụ thể như: nằm sấp, đặt tay lên trán, cúi gập người nhiều hoặc tập thể dục mạnh. Đồng thời, sau phẫu thuật glocom, trong quá trình phục hồi, người bệnh nên kiêng đeo kính áp tròng. Thậm chí không nên sử dụng mỹ phẩm ở vùng mắt hoặc xung quanh mắt.
2.5 Chế độ nghỉ ngơi phù hợp mỗi người
Sau phẫu thuật cườm nước, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đặc biệt là trong tuần đầu sau mổ glocom (cườm nước). Điều này, nhằm giúp mắt có thời gian hồi phục một cách tối đa và tránh các tác động có thể gây trở ngại cho quá trình này. Ngoài ra, tâm lý thoải mái cũng rất quan trọng. Bệnh nhân không nên lo lắng quá mức về tình trạng sức khỏe của mình, để tránh căng thẳng tinh thần gây ra các biến chứng tiềm tàng cho mắt.
Trong ngày đầu tiên sau khi được xuất viện, bệnh nhân không nên tự lái xe và cần hạn chế việc này trong những ngày tiếp theo. Trong hai tháng đầu tiên sau phẫu thuật glocom, chỉ nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại) trong thời gian dài. Đọc sách cũng nên tránh khi ánh sáng không đủ.
Để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân nên ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Trong tuần đầu sau phẫu thuật cườm nước, khi đi ngủ, bệnh nhân nên nằm nghiêng về phía không phẫu thuật.
2.6 Thiết lập chế độ ăn uống đúng và khoa học
Đối với chế độ ăn uống sau phẫu thuật cườm nước, bệnh nhân nên tăng cường việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mắt trong bữa ăn hàng ngày. Các loại rau xanh, quả mọng và thịt đỏ là những gợi ý tốt. Vì chúng cung cấp nguồn vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho mắt glocom. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của mắt glocom.
Tuy nhiên, chăm sóc bệnh nhân glocom sau phẫu thuật cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt và có thể gây hại cho mắt. Ví dụ như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, đường, rượu, bia và thuốc lá. Việc tuân thủ chế độ ăn kiêng này là rất quan trọng để tránh các biến chứng và đảm bảo quá trình phục hồi được diễn ra nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin về 5 cách chăm sóc bệnh nhân glocom hữu ích với bạn đọc. Nếu có câu hỏi thắc mắc hãy liên hệ ngay cho Thu Cúc TCI để được giải đáp kịp thời nha.