Hiện nay ở Việt Nam, mỗi năm có đến trên 200.000 người đột quỵ và đa số tử vong và chỉ có số ít sống sót và bình phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều và tăng cao từ độ tuổi 40-45 và có thể xuất hiện ở tuổi ngoài 20.
Số lượng bệnh nhân đột quỵ ở bệnh nhân trẻ đã tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây và một tỷ lệ nhất định bệnh có độ tuổi gặp phải là từ 18 cho đến 50 tuổi. Ở nước ta, tỷ lệ người trẻ đột quỵ trung bình rơi vào khoảng 2% và số lượng bệnh nhân nam đột quỵ có xu hướng cao gấp nhiều lần so với đột quỵ ở nữ giới.
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng bệnh đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ sẽ được nhận biết phổ biến trong cộng đồng bởi nguyên tắc FAST như sau: FAST(Face, Arm, Speech, Time). Nguyên tắc này chỉ ra những dấu hiệu của người đột quỵ như: miệng méo, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ…
Tuy nhiên ở những người bệnh trẻ tuổi thường không có xu hướng đột quỵ do tắc mạch máu nhỏ liên quan tới bệnh tăng đông hoặc lấp mạch, vì vậy nên biểu hiện thường không rõ ràng. Đôi khi chỉ là một cơn tê nhẹ ở vùng cổ.
Trường hợp khi bóc tách động mạch ở cổ những triệu chứng gặp phải thường chỉ là đau cổ vai gáy khiến nhiều người trẻ chủ quan.
Người trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ những thường dễ bỏ qua bởi tương tự nhiều loại bệnh khác. Nguyên nhân là bởi tê bì chân tay, sai tư thế khi ngủ, ngồi quá lâu, đau mỏi cổ vai gáy… Những bệnh nhân trẻ khi được chẩn đoán đột quỵ sớm thường chủ quan và khi đột quỵ quay trở lại với diễn biến nặng thì mơi đi khám bệnh.
2. Lý do tình trạng người trẻ bị đột quỵ tăng cao
2.1 Đột quỵ ở người trẻ tăng do mất ngủ, căng thẳng kéo dài
Những người có xu hướng ngủ ít hơn 5 tiếng một ngày có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người ngủ đủ 7-8 tiếng. Nguyên nhân là bởi tình trạng mất ngủ, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: suy nhược cơ thể, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu… Những yếu tố này khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên.
2.2 Đột quỵ ở người trẻ tăng bởi thói quen hút thuốc lá
Thuốc lá lâu nay được biết đến là thứ chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe với 7000 chất độc hóa học(formaldehyde, carbon monoxide…). Những loại chất này hấp thụ vào phổi có thể đưa đến máu và tăng nguy cơ mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu lên não, cao huyết áp, chảy máu não… khiến người trẻ bị đột quỵ tấn công.
2.3 Đột quỵ do sử dụng rượu bia
Nhiều người trẻ tuổi hiện nay có thói quen nhậu nhẹt, sử dụng đồ uống có nhiều chất kích thích… Rượu bia có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe khiến nguy cơ máu nhiễm mỡ, thần kinh và thiếu máu tăng. Nguy cơ đột quỵ cũng từ đó tăng theo.
2.4 Thừa cân, béo phì, lười hoạt động thể chất
Nhiều người trẻ hiện nay có thói quen ăn đồ ăn nhanh, sống và sinh hoạt thiếu khoa học khiến cơ thể bị thừa cân, béo phì. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do cơ thể thừa cân hoặc quá lười vận động thể chất.
Nếu người trẻ lười vận động, nguy cơ bạn gặp phải đột quỵ sẽ tăng đến 20% so với những người có sự rèn luyện thể dục thể thao.
2.5 Đột quỵ do rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu chiếm đến gần 60% nguy cơ nhồi máu não khi còn trẻ và có sự chênh lệch nhất định ở nam và nữ giới.
Những người trẻ tuổi có thói quen ăn uống có hại với nhiều dầu mỡ có thể khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu và nhanh chóng đối diện với những nguy cơ bệnh: đột quỵ hoặc tim mạch.
2.5 Không quan tâm, chăm sóc và bảo vệ cơ thể
Do tâm lý chủ quan vì nghĩ đột quỵ là bệnh của người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đã không chú trọng “lắng nghe” cơ thể mình. Tuy nhiên, song song với việc những bệnh lý nền(tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tim mạch) ngày một trẻ hóa thì tình trạng đột quỵ cũng ngày một trẻ hóa.
Thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh và không thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng có thể là nguyên nhân khiến đột quỵ tăng cao.
Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ bạn nên xây dựng lối sống hạn chế nguy cơ đột quỵ sớm thông qua điều trị bệnh lý, sống lành mạng và khám bệnh định kỳ.
3. Những cách để phòng ngừa đột quỵ đối với người trẻ tuổi
– Chế độ ăn và uống lành mạnh: Ăn uống khoa học giúp ngừa nguy cơ đột quỵ. Ngoài việc thiết lập chế độ ăn với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần chú ý cân bằng dưỡng chất.
– Thay đổi lối sống tích cực: Để cân bằng giữa tâm lý, công việc và thời gian nghỉ ngơi, bạn cần lưu ý một số thói quen như nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học, không tắm đêm hay thức quá khuya, giữ ấm cho cơ thể trong thời điểm giao mùa…
– Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập ít nhất 5 ngày/ tuần và 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giảm huyết áp và ngăn chặn nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên bạn nên chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh vận động quá sức, đặc biệt là người bị tim.
– Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ: Thăm khám định kì để sớm phát hiện những dấu hiệu bất ổn liên quan đến khả năng xảy ra bệnh.
– Kiểm soát tốt các bệnh lý nền nếu có như máu nhiễm mỡ, tiểu đường, mạch vành, xơ vữa động mạch…
Trên đây là những điều quan trọng cần biết về đột quỵ ở người trẻ và cách để bạn ngăn ngừa sớm khả năng đột quỵ. Để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy chủ động theo dõi, kiểm tra định kì, đồng thời hãy khuyến cáo người thân và bạn bè của mình thực hiện các biện pháp cần thiết.