Ung thư tuyến thượng thận là căn bệnh hiếm gặp, xuất hiện ở một hoặc cả hai tuyến thượng thận. Nếu được phát hiện sớm thì người bệnh có cơ hội chữa khỏi cao.
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về ung thư tuyến thượng thận
Ung thư tuyến thượng thận xảy ra khi các tế bào hình thành bất thường, di chuyển tới tuyến thượng thận. Đây là một phần của một nhóm khối u được gọi chung là khối u thần kinh nội tiết.
Các tuyến thượng thận có chức năng tạo ra các hormone, hóa chất giúp kiểm soát tốt hoạt động của cơ thể. Các hormone này ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận khác như huyết áp, ham muốn tình dục và giải quyết căng thẳng. Nhiều khối u tuyến thượng thận trong cơ thể còn tạo ra hormone của riêng chúng. Một khối u có thể phát triển ở lớp ngoài của tuyến thượng thận hoặc ở phần giữa, được gọi là tủy.
Ung thư tuyến thượng thận nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi cao. Nhưng nếu đã lan đến các khu vực phía ngoài tuyến thượng thận, việc điều trị có thể được sử dụng để trì hoãn hoặc tái phát bệnh.
Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 40 – 50 tuổi. Do trẻ em có nhiều khả năng tiết hormone, triệu chứng rõ ràng nên bệnh ung thư ở trẻ em thường được nhận biết sớm hơn so với người lớn.
2. Dấu hiệu mắc ung thư ở tuyến thượng thận
Các dấu hiệu cơ bản mắc ung thư ở tuyến thượng thận gồm:
– Tăng/giảm cân đột ngột, yếu cơ
– Xuất hiện vết rạn màu tím hoặc hồng trên da
– Ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng rụng tóc, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
– Nam giới có thể gây ra các mô vú mở rộng và tinh hoàn bị co lại
– Dễ bị nôn hoặc buồn nôn
– Bụng đầy hơi, ăn có cảm giác không ngon
– Đau lưng, sốt kéo dài
Khối u tuyến thượng thận có kích thước lớn, chèn ép vào các cơ quan khác, bệnh nhân có thể thấy cơn đau ở bụng hoặc lưng. Hoặc cảm thấy no ngay khi mới ăn, cơ thể nặng nề. Nếu khối u đủ lớn trong ổ bụng, bệnh nhân có thể nhận thấy có một cục u, nhưng nếu khối u nhỏ thì hầu như người bệnh không cảm thấy được.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư ở tuyến thượng thận phát triển khi có sự đột biến trong DNA của tế bào tuyến thượng thận. Các đột biến tiến triển khó kiểm soát và tạo thành khối u, dễ di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
4. Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả
4.1. Chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận bằng phương pháp nào?
Quy trình và xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý này bao gồm:
– Xét nghiệm máu, nước tiểu: Dựa trên kết quả xét nghiệm về máu và nước tiểu, bác sĩ sẽ thấy được sự bất thường của hormone do tuyến thượng thận sản xuất. Nếu các hormone aldosterone, androgen, cortisol không nằm trong mức quy định thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
– Các xét nghiệm hình ảnh: Khi chụp MRI, CT hoặc chụp cắt lớp PET, bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn sự phát triển ở tuyến thượng thận. Nhìn hình ảnh để biết tình trạng ung thư hiện tại có di căn tới các bộ phận khác như phổi hoặc gan.
– Phân tích trong phòng thí nghiệm: Kết quả phân tích có thể xác nhận bệnh nhân có bị ung thư hay không, những loại tế bào có liên quan. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tuyến thượng thận bị ung thư, bác sĩ có thể khuyên cắt bỏ tuyến thượng thận bị ảnh hưởng.
4.2. Phương pháp điều trị hiệu quả ung thư tuyến thượng thận
Điều trị bệnh thường bao gồm phẫu thuật để loại trừ khối u ở tuyến thượng thận. Các phương pháp khác có thể được sử dụng để hạn chế ung thư tái phát hoặc phẫu thuật không đem lại hiệu quả.
– Phẫu thuật:
Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là loại bỏ 100% khối ung thư. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến thượng thận bị ảnh hưởng để không lan sang các bộ phận khác. Nếu tìm thấy bằng chứng cho thấy khối u đã lan đến gan hoặc thận thì các bộ phận này cũng có thể bị loại trừ trong quá trình phẫu thuật.
– Sử dụng thuốc để bệnh không có khả năng tái phát:
Bác sĩ chuyên khoa có thể kê một vài loại thuốc có tác dụng ngăn cản khả năng tái phát của ung thư ở tuyến thượng thận.
– Xạ trị:
Biện pháp xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư như tia X và proton. Một số tế bào còn sót lại sau khi phẫu thuật sẽ được tiêu diệt bằng xạ trị. Nó còn có vai trò quan trọng trong việc giảm đau và giảm triệu chứng của bệnh ung thư đã di căn tới gan, thận, xương.
– Hóa trị liệu:
Hóa trị sử dụng thuốc có chứa hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với người bệnh không thực hiện được bằng bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đã điều trị ung thư di căn thì hóa trị có thể là một biện pháp để làm chậm lại sự phát triển của ung thư.
5. Lưu ý khi bị ung thư ở tuyến thượng thận
– Tuân thủ theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.
– Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế sự căng thẳng lo âu.
– Trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
– Thăm khám định kỳ để được theo dõi sức khỏe hiện tại, quá trình phát triển của bệnh. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ tìm hướng điều trị mới trong thời gian tiếp theo.
– Người bệnh cần giữ sự lạc quan, vui vẻ: Tâm lý bệnh nhân là điều ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị. Những thành viên trong gia đình hãy thường xuyên chia sẻ điều tích cực với người bệnh. Hãy đọc sách, đi dạo, nuôi thú cưng…hoặc làm bất cứ việc gì khiến tâm lý bạn thoải mái.
– Chế độ dinh dưỡng: Hàng ngày nên chú ý tới dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn những sự thật về bệnh ung thư ở tuyến thượng thận. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, bạn nên tới ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời sẽ giảm biến chứng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.