Hoạt động tiêm vacxin sống giảm độc lực phòng bệnh thương hàn cho trẻ là điều quan trọng và rất cần thiết. Tiêm phòng vacxin cho trẻ vừa bảo vệ sức khỏe, vừa ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh thương hàn
1.1. Bệnh thương hàn là gì?
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Salmonella Typhi và phó thương hàn (Salmonella pa
ratyphi A, B) gây ra. Bệnh lý này thường khởi phát đột ngột và kèm theo những triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài, toàn thân mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, mạch chậm, nổi ban đỏ… thậm chí đôi khi không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để nhận biết.
1.2. Nguyên nhân lây nhiễm của bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn xuất hiện quanh năm, phổ biến vào mùa hè, đặc biệt ở những nơi có điều kiện vệ sinh hạn chế, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Người mắc bệnh thương hàn là nguồn lây bệnh chính. Trong thời gian ủ bệnh, chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng có thể dễ dàng lây sang người chưa nhiễm bệnh.
Bệnh này có thể lây truyền chủ yếu qua 2 đường như:
– Trực tiếp: Người khỏe tiếp xúc với vi khuẩn trong chất thải hoặc tay chân, đồ dùng đã nhiễm khuẩn từ người bệnh và người khỏe mang vi khuẩn.
– Gián tiếp: Người khỏe sử dụng thực phẩm bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến chín, uống nước lã. Đây là phương thức lây nhiễm bệnh chủ yếu và có nguy cơ bùng phát dịch lớn và nhanh chóng.
Bệnh lý này đã từng gây ra nhiều đại dịch lớn, nhưng nhờ triển khai hoạt động tiêm chủng kết hợp với vệ sinh cộng đồng, cá nhân nên bệnh đã giảm đi đáng kể, khả năng mắc bệnh cũng ít trầm trọng và ít biến chứng hơn.
2. Tìm hiểu về loại vacxin sống giảm độc lực phòng bệnh thương hàn
2.1. Lý do nên tiêm vacxin sống giảm độc lực phòng thương hàn?
Vacxin sống giảm độc lực sử dụng một dạng virus đã được làm yếu đi, nhưng vẫn có thể phát triển và nhân lên mà không gây bệnh. Khi được tiêm, cơ thể cũng xảy ra các phản ứng miễn dịch, huy động các biện pháp phòng thủ cho cơ thể để chống lại các virus, đồng thời giúp cơ thể ghi nhớ chống lại khi virus xâm nhập.
Thời gian ủ bệnh này trung bình từ 8 đến 14 ngày. Có thể gây ra những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột non, viêm não, viêm xương, viêm nội tâm mạc, viêm túi mật, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy… hoặc nặng hơn là nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng.
Với mức độ nguy hiểm và biến chứng của bệnh lý này, việc tiêm vacxin sống giảm độc lực phòng thương hàn rất quan trọng. Phụ huynh cần chủ động tiêm phòng để trẻ phát triển sức khỏe toàn diện.
2.2. Các loại vacxin phòng thương hàn
Với mục đích chính của vacxin trong cơ thể nhằm kích thích và tạo hệ thống miễn dịch bệnh chủ động. Hiện vacxin phòng thương hàn gồm 2 loại chính là:
– Vacxin bất Typhim Vi: Loại vacxin này không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi bởi hệ miễn dịch đáp ứng thấp. Ngoài ra, đối với người mắc rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu không nên tiêm phần bắp mà chỉ nên tiêm dưới da.
– Vacxin Typhoid Vi: Loại vắc xin được sản xuất ở Việt Nam. Nếu trẻ đang sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính thì cần hoàn tiêm tới khi sức khỏe bình thường trở lại. Phụ nữ mang thai có nhu cầu tiêm cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
2.3. Đối tượng cần được tiêm phòng vacxin thương hàn
Vacxin thương hàn được khuyến nghị sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Do đó, vacxin được khuyến cáo tiêm cho đối tượng sau:
– Những người sinh sống trong vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, người đi du lịch tới nơi đang bùng dịch cần tiêm ngừa ít nhất 2 tuần trước khi đi để vacxin có thời gian phát huy tác dụng.
– Nhân viên ngành y tế, quân nhân đi tới các vùng có dịch.
– Người có tiếp xúc gần với những người mang mầm bệnh (gia đình, trường lớp, hàng xóm…).
– Đối tượng làm việc trong phòng thí nghiệm.
2.4. Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vacxin sống giảm độc lực phòng thương hàn
Cũng giống với đa số các loại vacxin khác, sau khi tiêm vacxin thương hàn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
– Phản ứng tại chỗ: Sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ ngay tại vị trí vết tiêm.
– Phản ứng toàn thân: Sốt dưới 38 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau bụng, buồn nôn.
– Phản ứng hiếm gặp: Dị ứng, phát ban toàn thân, sốc phản vệ.
Những phản ứng trên là tình trạng thường gặp sau tiêm nên không cần quá lo lắng. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp thì cần tới cơ sở y tế ngay để xử lý kịp thời.
2.5. Một số lưu ý khác cần chú ý
Để sau khi tiêm, vacxin được phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người tiêm chủng, phụ huynh cần chú ý một số điều sau:
– Cần theo dõi sức khỏe sau tiêm ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà trong vòng 24 – 48 tiếng.
– Giữ vệ sinh môi trường sống, nơi ở để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
– Khi thực hiện tiêm vacxin cho người bị suy giảm miễn dịch có thể làm giảm tác dụng phòng bệnh của vacxin.
– Nếu tiêm phòng vacxin cho trẻ cần đặc biệt theo dõi các triệu chứng khác thường có thể xảy ra để điều trị sớm.
– Nên lựa chọn các cơ sở uy tín và quy trình tiêm chủng đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Ngay cả khi đã thực hiện tiêm phòng vẫn cần tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh, tránh lây nhiễm.
Bài viết trên là một số thông tin cần biết về vacxin phòng bệnh thương hàn để phụ huynh tham khảo. Việc tiêm phòng là rất cần thiết để giúp phòng và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Nếu còn điều gì thắc mắc về các loại vacxin, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tư vấn sớm nhé!