Vắc xin ngừa viêm gan B là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả sự lây nhiễm của virus viêm gan B. Do vậy, bạn cần chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan B theo đúng lịch trình để phòng ngừa những ảnh hưởng của virus tới gan, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin ngừa viêm gan B là gì?
Vắc xin phòng ngừa viêm B là loại vắc xin có chứa các kháng nguyên HBsAg đã được tinh chế và không gây nhiễm bệnh cho con người.
Khi loại vắc xin này được tiêm vào trong cơ thể sẽ giúp sản sinh ra các kháng thể có thể chống lại virus viêm gan B. Đồng thời, loại vắc xin này có thể giúp phòng ngừa được các biến chứng như xơ gan, ung thư gan…
2. Lý do nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B
2.1. Một mũi tiêm vacxin ngừa viêm gan B giúp bảo vệ sức khỏe trọn đời
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ sẽ đem lại nhiều tác dụng thiết thực đối với sức khỏe của mỗi người. Với một lộ trình tiêm vacxin viêm gan B đầy đủ sức đề kháng của bạn sẽ không bị tấn công từ virus viêm gan B.
Vắc xin viêm gan B được đánh giá với độ an toàn cao nên được sử dụng với nhiều lứa tuổi từ trẻ sơ sinh tới người trưởng thành.
Loại vắc xin này đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ nhiễm trùng cao do công việc, môi trường sống…để giúp chống lại bệnh gan trọn đời.
2.2. Vacxin viêm gan B giúp phòng ngừa các bệnh lý về gan
Đối với những người mắc viêm gan B mạn tính rất dễ dẫn tới mắc xơ gan, suy gan, ung thư gan… Do vậy, tiêm vắc xin viêm gan B ngay từ đầu là cách an toàn và hiệu quả nhất để chống lại các bệnh lý về gan.
3. Thời điểm thực hiện tiêm ngừa cho trẻ em và người trưởng thành
3.1. Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ em
Trẻ em trong trường hợp mẹ không mắc viêm gan B
– Tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc trong thời gian sớm nhất.
– Các liều 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B như vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1.
– Thời gian giữa 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Trẻ em trong trường hợp mẹ mắc viêm gan B
– Tỷ lệ lây viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai là khá thấp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ thì khả năng lây nhiễm rất cao. Do vậy, mẹ cần tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.
Mũi tiêm này có thể thực hiện sau 24 giờ sau sinh, nhưng thời điểm tiêm càng trễ, khả năng hoạt động của vắc xin viêm gan B càng giảm như:
– Trong 24 giờ đầu tiên: Khả năng ngăn ngừa virus lây từ mẹ sang con lên tới 90%. Nếu trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong 12 giờ đầu tiên, tỷ lệ sẽ được cải thiện tốt hơn.
– Tiêm sau 48 giờ: Hiệu lực của vắc xin giảm chỉ còn 50 – 57% với mỗi ngày.
Có thể thực hiện xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc xin để kiểm tra mức độ kháng thể để đánh giá tiêm phòng có thành công hay không.
3.2. Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người trưởng thành
Với người lớn trước khi tiêm vắc xin viêm gan B nên thực hiện làm các xét nghiệm HBsAg và anti – Hbs để biết có nhiễm virus viêm gan B không.
– Nếu dương tính với HBsAg thì tiêm phòng sẽ không đem lại hiệu quả.
– Nếu dương tính với HBsAb thì đã có kháng thể kháng virus viêm gan B.
Trong trường hợp cả hai xét nghiệm HBsAg và HBsAb đều âm tính thì đồng nghĩa với việc bạn chưa mắc viêm gan B và nên chủ động tiêm phòng trong thời gian sớm nhất.
Người lớn có thể lựa chọn một trong hai phác đồ tiêm để thực hiện:
– Phác đồ 0 – 1 – 6: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu 6 tháng.
– Phác đồ 0 – 1 – 2 – 12: 3 mũi tiêm liên tiếp cách nhau trong vòng 1 tháng, liều thứ 4 cách liều thứ 1 là 1 năm.
Với một số đối tượng đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên tạm dừng hoạt động tiêm vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ vẫn có thể thực hiện tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin viêm gan B
Đây là loại vắc xin được đánh giá cao về độ an toàn đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số trường hợp không mong muốn khi xảy ra các phản ứng bất thường với thuốc
4.1. Tác dụng phụ thường gặp
Thông thường, sau khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B người bệnh sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như: Sưng tấy, đau nhức, chai cứng da tại vị trí tiêm.
Tuy nhiên, đây là những phản ứng thường gặp nên không cần lo lắng nhiều.
4.2. Tác dụng hiếm hoặc rất hiếm gặp
Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng vắc xin gồm:
– Cảm thấy mệt mỏi toàn thân, khó chịu, có biểu hiện sốt trên 38,5 độ C.
– Có tình trạng đau đầu, chóng mặt.
– Luôn có cảm giác đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy…
– Đau nhức hoặc khó chịu xương khớp.
– Da xuất hiện các vết mề đay, ngứa ngáy, phát ban…
Với một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ khác như:
– Tụt huyết áp, khó thở, thở rít…
– Tê liệt thần kinh, viêm não, viêm thần kinh…
– Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạch huyết.
Tuy nhiên, những trường hợp gặp các tác dụng phụ nguy hiểm này rất hiếm khi xảy ra. Vì vậy tiêm vắc xin ngừa viêm gan B vẫn được đánh giá là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, nhưng cần kết hợp với các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vắc xin này để việc tiêm phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp thêm về vacxin ngừa viêm gan B, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn và giải đáp sớm nhất!