Đến thời điểm hiện tại, lao vẫn là loại bệnh lý truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm nặng nề tới sức khỏe con người. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới tính mạng do bệnh lý này, tiêm chủng vắc xin lao là giải pháp ưu tiên, an toàn và có tính hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu thông tin cần biết về bệnh lao
1.1. Bệnh lao là gì?
Lao là căn bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra và là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng. Bệnh lý này thường gặp ở phổi, lây truyền từ người nhiễm bệnh qua giọt bắn từ phổi và cổ họng của người lao phổi trong giai đoạn phát triển.
Người mắc bệnh này sẽ gặp một số triệu chứng như: Ho có đờm hoặc không, ho ra máu, suy nhược cơ thể, đau ngực, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Nếu bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ở một số bộ phận như: Hạch, tiết niệu, màng bụng, cơ quan sinh dục, da, khớp, màng não…
1.2. Các loại bệnh lao phổ biến
Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể đáp ứng với kháng nguyên trực khuẩn lao nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng để nhận biết bệnh đang hoạt động. Trực khuẩn lao có thể hoạt động khi sức đề kháng bị suy giảm.
Bệnh lao (lao hoạt động) có thể gặp ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Khác với bệnh lao tiềm ẩn, người bệnh ở thể hoạt động xuất hiện những dấu hiệu của lao như ho, ho ra máu, sụt cân, sốt, khó thở. Trong đó:
– Lao phổi là thể phổ biến nhất, lây truyền qua đường hô hấp chiếm tới 85%.
– Lao da là bệnh lý lao ngoài tương đối phổ biến. Đây là biến thể của các thể lao khác như lao hạch, lao phổi…
– Lao màng não chỉ chiếm 5% số ca mắc lao, nhưng lại có tỷ lệ vong cao hàng đầu trong các bệnh lý về lao ở trẻ sơ sinh. Tuy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhưng chỉ phát hiện khi bệnh trở nặng. Vì vậy, bệnh để lại những biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần và khó tránh khỏi nguy cơ tử vong
2. Một số điều nên lưu ý khi tiêm chủng vắc xin phòng lao
2.1. Lợi ích của tiêm chủng vắc xin phòng bệnh lao
Tiêm chủng vắc xin BCG là một loại vắc xin phòng bệnh lao với tác động:
– Đây là vắc xin sống giảm độc lực có chứa dạng vi khuẩn lao đã được bất hoạt nên chỉ giúp cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lao.
– Trẻ nhỏ vừa mới sinh chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao nên cần được tiêm 24 giờ sau sinh để hệ miễn dịch nhận diện nhanh chóng, phát hiện trực khuẩn lao khi tấn công vào cơ thể.
Nếu đối tượng sử dụng vắc xin là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, nhất là viêm màng não. Vắc xin có thời hạn lâu dài nên chỉ cần tiêm một liều duy nhất sau khi trẻ ra đời.
2.2. Đối tượng được chỉ định, chống chỉ định tiêm chủng vắc xin lao
Đối tượng được chỉ định
Mọi trẻ sơ sinh có điều kiện sức khỏe, sức đề kháng tốt, chưa bị nhiễm lao và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.
Đối tượng chống chỉ định
– Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV nhưng mẹ không được điều trị dự phòng tốt nên lây truyền từ mẹ sang con.
– Trẻ có phản ứng nặng hay có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin.
– Với phụ nữ không nên thực hiện tiêm vắc xin trong khi mang thai.
Đối tượng được chỉ định hoãn tiêm
– Đang bị sốt hoặc bị bệnh nhiễm trùng cấp tính.
– Trẻ sinh ra có mức cân nặng dưới 2 kg.
– Trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi cần hoãn tiêm khi trẻ đủ 34 tuần tuổi.
2.3. Phản ứng thường xảy ra sau tiêm phòng lao
– Sau khi tiêm phòng lao, tại chỗ tiêm thường xuất hiện nốt đỏ nhưng sẽ biến mất sau khoảng 30 phút.
– Tình trạng nhức đầu, sốt, vị trị vết tiêm sưng, đỏ tấy, phồng cứng nơi tiêm là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp sau tiêm.
– Từ 10 đến 15 ngày sau tiêm tại vị trí tiêm, trẻ xuất hiện vết đỏ, mưng mủ. Sau 2 tuần, vết mủ này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch với bệnh lao.
– Tình trạng sưng hạch bạch huyết ở nách với kích thước hạch lớn khoảng 1 cm.
– Cũng giống với bất kỳ loại vắc xin, thuốc có rất ít khả năng gây ra các phản ứng nghiêm trọng những được can thiệp y tế kịp thời sẽ không gây nguy hiểm.
2.4. Cách xử lý các phản ứng phụ có thể xảy ra
Đa số các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm phòng lao đều an toàn và mang tính chất tạm thời. Nhưng nếu trẻ gặp phản ứng này, cha mẹ nên:
– Cho trẻ bú mẹ và bổ sung nhiều nước hơn.
– Chú ý quan sát các bất thường có thể đi kèm có thể xuất hiện ở trẻ.
– Không chạm, đè hay đắp bất kỳ vật gì lên vị trí vết tiêm.
– Nếu trẻ có tình trạng sốt nhẹ dưới 38.5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt nếu được bác sĩ chỉ định.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mặc đồ thoáng mát và vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ.
Nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường dưới đây nên cho trẻ tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời:
– Nổi mẩn, phát ban trên da.
– Sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc liên tục, bú kém, bỏ kém, người lừ đừ, ngủ li bì… với chiều hướng nặng dần hoặc kéo dài hơn 24 giờ.
– Bị co giật liên tục.
– Mất ý thức, khó thở, cơ thể tím tái.
Để phòng ngừa bệnh lao, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng từ sớm để tránh được sự lây nhiễm và những biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đồng thời cần lưu ý những tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm để có thể xử lý triệu chứng kịp thời. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về tiêm chủng vắc xin phòng lao. Nếu còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!