Anh T.Q.T (sống tại Hà Nội) cứ nghĩ rằng ở độ tuổi 30 là “đỉnh cao” sức khỏe cho tới khi nhận được kết quả thăm khám tổng quát chuyên sâu. Anh sốc vì biết rằng tình trạng mật độ xương cột sống thắt lưng của mình đang giảm. Đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh loãng xương.
Menu xem nhanh:
1. Mới 30 tuổi đã bị loãng xương, nguyên nhân do đâu?
Qua kiểm tra lâm sàng tổng quát, làm xét nghiệm chuyên sâu và thực hiện chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, đo mật độ xương,.. anh T được bác sĩ chẩn đoán bị giảm mật độ xương ở vùng cột sống thắt lưng. Anh T dường như không thể tin vào tai mình, vì trừ trước đến nay anh luôn nghĩ loãng xương chỉ là vấn đề của người già, không ngờ rằng mình lại gặp phải tình trạng này khi còn trẻ. Cảm giác bàng hoàng, lo lắng xâm chiếm tâm trí anh. Câu hỏi “Mình mới 31 tuổi, làm sao có thể bị loãng xương được?” cứ luôn quẩn quanh trong tâm trí anh.
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, cấu trúc xương trở nên suy yếu và giảm số lượng dẫn đến tình trạng xương mỏng, xốp và dễ gãy. Thông thường, trước năm 30 tuổi, quá trình tạo xương sẽ diễn ra mạnh hơn quá trình phá hủy xương nên xương lúc này khỏe và mạnh. Sau năm 30, tuy quá trình tạo xương vẫn diễn ra nhưng lại chậm hơn nên khiến xương bị yếu đi. Đồng thời, các khoáng chất có trong xương, các hormone nội tiết tố và các cytokin ở giai đoạn này cũng góp phần trong hoạt động chu chuyển xương và mật độ xương.
Một số yếu tố tăng nguy cơ loãng xương ở năm giới sau 30 tuổi được chuyên gia y tế chỉ ra:
– Chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Thiếu hụt chúng dẫn đến giảm mật độ xương.
– Ít hoạt động thể chất: Vận động thể chất thường xuyên giúp duy trì sức khỏe xương. Ngồi làm việc nhiều giờ, ít vận động có thể làm yếu xương.
– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia quá mức, và chế độ ăn uống không cân đối góp phần làm giảm mật độ xương.
– Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có tiền sử loãng xương, nguy cơ mắc bệnh của Minh cũng cao hơn.
2. Loạt chỉ số bất thường bên trong cơ thể chỉ biết được nhờ khám sức khỏe tổng quát
Ngoài vấn đề về mật độ xương giảm, anh T còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác dựa vào kết quả của xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp, nội soi dạ dày,…
– Men gan tăng cao, có dấu hiệu tổn thương
– Acid uric ở mức cao, cảnh bảo nguy cơ bị Gout trong tương lai.
– Rối loạn Lipid máu
– Chỉ số đường huyết cao, có nguy cơ tiểu đường nếu không điều trị
– Phát hiện có nhân thùy trái tuyến giáp và nang thùy phải tuyến giáp
– Viêm dạ dày nhẹ
Nếu như không đi khám sức khỏe tổng quát thì chắc chắn anh T không thể biết được bên trong cơ thể đang gặp nhiều vấn đề như vậy. Thường những vấn đề này chưa bộc lộ triệu chứng ra bên ngoài luôn. Phải sau một thời gian khi các cơ quan bị tấn công và không còn khả năng chống chọi thì mới phát bệnh ra bên ngoài. Điều này cho thấy anh T may mắn phát hiện các nguy cơ sớm nên kịp thời có biện pháp điều trị cẩn thận, triệt để.
3. Giải pháp cải thiện sức khỏe
Dựa vào tình trạng sức khỏe mà anh T đang gặp phải, bác sĩ đã tư vấn cho anh những giải pháp cụ thể như sau:
– Với tình trạng giảm mật độ xương thì anh T cần tăng cường bổ sung canxi và vitamin D qua chế độ ăn và thực phẩm chức năng. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lưu ý lựa chọn bài tập vừa sức mình và không nên cố thực hiện các bài tập nặng.
– Với tình trạng mẹn gan tăng cao, anh T cần cải thiện bằng cách tránh uống rượu bia và ăn các thực phẩm có hại cho gan như đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh.
– Với tình trạng Acid uric cao, anh T cần hạn chế ăn hải sản, các loại thịt đỏ để cải thiện chỉ số này. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để ngăn chặn acid uric tăng lên. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ.
– Với tình trạng Glucose cao, anh T cần giảm tiêu thụ đường và tinh bột, tăng cường rau xanh và protein.
– Với tình trạng tuyến giáp có nhân và nang, anh T cần duy trì lịch kiểm tra định kỳ để theo dõi, đánh giá tiến triển tính chất của các loại nhân và nang này.
4. Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ
Trường hợp của anh T.Q.T là minh chứng rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ. Tình trạng giảm mật độ xương thường không có triệu chứng rõ rệt, rất dễ bị bỏ qua nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu không phát hiện sớm, loãng xương có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống.
Các chỉ số sức khỏe khác như men gan, acid uric, lipid máu và đường huyết cũng rất khó nhận biết nếu chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài. Chỉ có qua các xét nghiệm máu và kiểm tra chuyên sâu, chúng ta mới có thể phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Sau buổi khám, anh T chia sẻ: “Nhờ khám sức khỏe định kỳ tại Thu Cúc – TCI, tôi đã biết được tình trạng sức khỏe của mình và có hướng điều chỉnh kịp thời. Giờ đây, tôi cảm thấy tự tin và an tâm làm việc hơn.Tôi nghĩ mọi người nên chủ động kiểm tra sức khỏe để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ bệnh tật.”
Có thể thấy, việc kết hợp giữa khám sức khỏe tổng quát và một lối sống khoa học không chỉ giúp chúng ta phòng tránh bệnh tật mà còn mang lại một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc hơn.