Viêm họng bệnh phổ biến và không nguy hiểm vì thế không ít người chủ quan khi mắc phải căn bệnh này mà không biết rằng bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến xấu và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 3 biến chứng không ngờ từ bệnh viêm họng bạn cần biết.
Menu xem nhanh:
1. Gây viêm tai giữa
Viêm họng dễ dẫn đến bệnh viêm tai do vi khuẩn lan truyền qua đường liên thông từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa. Trẻ em dễ mắc viêm tai giữa vì hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm… Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng. Trẻ bị viêm tai giữa thường quấy khóc, bỏ bú, sốt; nghiêng đầu và quờ tay vào tai. Trong quá trình tắm rửa hay vì một nguyên nhân nào đó tai bị va chạm, bé sẽ khóc thét. Lúc này cần đưa bé đi khám để bác sĩ can thiệp, dẫn lưu mủ trong tai. Trẻ viêm tai giữa, phụ huynh cần chăm sóc bé thật kỹ; tái khám để biết chắc chắn bệnh đã khỏi, vì nếu chăm sóc không kỹ, bé sẽ bị viêm tai xương chũm.
Viêm tai xương chũm nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm tai xương chũm hồi viêm với triệu chứng sốt cao, hốc hác do nhiễm độc, đau tai, nghe kém, tai có thể chảy mủ. Biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.
2. Dẫn đến viêm phổi
Vào mùa nắng nóng, các bé thường thích ăn kem, uống nước lạnh… dễ bị sốt, ho, chảy nước mũi. Trường hợp bệnh nhẹ, bé bị nhiễm lạnh, vi trùng từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng tiến vào phế quản, phổi.
Các bé biết nói sẽ dễ dàng báo cho bố mẹ biết mình đang bị mệt, khó thở, trong khi đó, trẻ nhỏ hơn sẽ quấy khóc, biểu hiện khó chịu nên phụ huynh dễ nhầm lẫn với việc mọc răng, gắt ngủ. Phổi bị viêm, đồng nghĩa với túi khí (phế nang) sẽ chứa mủ, chất nhầy… gây tình trạng thiếu oxy, khó thở và nguy cơ tử vong cao. Vì thế, khi thấy bé có các dấu hiệu viêm họng, ho, sổ mũi, quấy khóc, kém vui chơi… cần lưu ý. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm. Khi thấy các triệu chứng: cơ thể tím tái, ngủ li bì, thở có tiếng rít… là bệnh đã nặng, đe dọa tính mạng.
3. Gây bệnh ở tim
Có nhiều vi khuẩn gây viêm họng, trong đó, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (Streptococcus A) khi xâm nhập vào họng, nếu không được chữa trị triệt để sẽ gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận. Vỏ của vi khuẩn này có phần cấu tạo giống cơ tim, thận, khớp. Khi vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ tạo kháng thể tấn công vi khuẩn. Chính kháng thể này phá hủy mô nội mạc tim, gây bệnh thấp tim, bệnh van tim. Điều này cũng xảy ra tương tự với thận và khớp.
Khoảng 2-3 tuần sau khi viêm họng, bệnh nhân có thể bị viêm các khớp: khuỷu tay, đầu gối, cổ chân… Cơn đau kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu bệnh tái đi tái lại, gây tổn thương van tim, làm cho các lá van dày lên, xơ cứng và có thể dẫn đến hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ