Bệnh thấp tim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Thấp tim là căn bệnh phổ biến ở trẻ 5 – 15 tuổi, có thể gây ra những biến chứng nặng nề tại tim, khớp, não da. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh thấp tim qua bài viết dưới đây. 

1. Bệnh thấp tim là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thấp tim (Acute Reheumatic Fever : ARF) là bệnh lý viêm tự miễn, thường là hậu quả của nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Beta hemolytic Group A Streptococcus) gây ra. 

Thông thường, nếu không được điều trị đầy đủ và đúng cách trong vòng 2 – 3 tuần sau khi nhiễm liên cầu khuẩn vùng hầu họng, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim.

Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là nguyên nhân gây thấp tim.

Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là nguyên nhân gây ra thấp tim.

2. Bị thấp tim có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở tim, khớp, não và da như: 

– Viêm tim

– Bệnh hẹp van tim do dày dính van

Rối loạn nhịp tim

Suy tim

Đột quỵ

– Tử vong

3. Triệu chứng bệnh thấp tim

3.1 Triệu chứng toàn thân

Thấp tim thường xảy ra sau khi bị viêm họng liên cầu 2 – 4 tuần với các triệu chứng đầu tiên trên toàn thân như:

– Sốt cao

– Mệt mỏi

– Đau bụng

– Tái da

– Chảy máu cam

3.2 Triệu chứng của bệnh thấp tim tại các cơ quan

– Triệu chứng tại khớp

Có tới 75% trường hợp thấp tim có đau khớp, thậm chí viêm đa khớp cấp. Tình trạng viêm đau chủ yếu gặp ở các khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân,… với các biểu hiện viêm điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau. Nhiều trường hợp có thể tràn dịch khớp, không hóa mủ.

Khớp viêm thường không đối xứng, đặc biệt có tính chất di chuyển từ khớp này sang khớp khác. 

Thời gian viêm mỗi khớp thường khoảng 3 – 5 ngày và thường tự khỏi trong vòng 10 ngày. Viêm có thể khỏi nhanh nếu dùng thuốc kháng viêm và corticoid nhưng cần được bác sĩ kê đơn với liều lượng phù hơp.

– Triệu chứng tại tim

Viêm tim là biểu hiện nặng và nguy hiểm nhất của bệnh. Biến chứng này thường gặp ở 50% các trường hợp thấp tim, có thể dẫn tới suy tim cấp do viêm tim hoặc suy tim mạn không hồi phục do các bệnh van tim. 

Các bệnh viêm tim do thấp tim có nhiều dạng như: viêm nội tâm mạc đơn thuần, viêm cơ tim – nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim và viêm tim toàn bộ. Tùy từng trường hợp mà bệnh biểu hiện một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

+ Mệt mỏi

+ Hồi hộp, đánh trống ngực

+ Khó thở khi gắng sức

+ Đau nhói ngực trái, đặc biệt khi hít sâu, thay đổi tư thế

+ Tiểu ít

+ Vã mồ hôi

+ Huyết áp hạ thấp

+ Tím nhẹ tay chân

Bệnh thấp tim nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng tại tim.

Bệnh nhân thấp tim nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng tại tim.

– Triệu chứng thần kinh

Người bệnh có thể múa giật – một sự kết hợp của rối loạn vận động, ngôn ngữ và cảm xúc. Các biểu hiện ít gặp hơn gồm liệt, hôn mê, co giật,…

– Triệu chứng tại da

Trên da người bệnh xuất hiện hình tròn, đường kính 1 – 3cm, có bờ viền, màu hồng hoặc vàng nhạt được gọi là ban vòng đỏ. Những vết này không ngứa,  phân bố ở thân mình và gốc chi, thường mất đi sau vài ngày. Một loại khác là các hạt dưới da. Các hạt này thường cứng, đường kính 0,5 – 2cm, di động dưới da. Chúng dính vào nền xương cạnh cột sống, bả vai, thường tồn tại vài ngày đến vài tuần rồi biến mất. 

3.3 Triệu chứng khác của bệnh thấp tim

Bên cạnh các triệu chứng trên, người bị thấp tim có thể có biểu hiện viêm màng phổi, viêm phổi kẽ, đau bụng,…

4. Những ai dễ bị thấp tim?

Thấp tim là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở nam nữ là ngang nhau. Theo các nghiên cứu, 90% trường hợp thấp tim gặp ở trẻ 7 – 15 tuổi, đặc biệt trong khoảng 9 – 12 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. 

Những người thường sống ở khí hậu lạnh, ẩm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Giai đoạn chuyển mùa (đông, xuân) ở các vùng nhiệt đới, ôn đới cũng dễ gây ra các bệnh nhiễm khuẩn hầu họng, dễ tiến triển thành thấp tim.

Bên cạnh đó, bệnh cũng thường xuất hiện hơn ở những người có cơ địa dị ứng như mề đay, hen phế quản, chàm,…

Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém, kinh tế khó khăn, nhà ở chật chội, gia đình đông con,…cũng là tác nhân gây bệnh. Do vậy, người dân ở các nước châu Phi hay Nam Á có tỉ lệ mắc bệnh này rất cao. Ở Việt Nam, mặc dù tỉ lệ thấp tim đã giảm nhiều cùng với sự tiến bộ của y học nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân phải đến viện với di chứng tổn thương van tim nghiêm trọng, hậu quả của việc bị thấp tim lúc trẻ.

Trẻ em từ 5-15 tuổi dễ bị thấp tim nhất nên cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để tránh mắc bệnh.

Trẻ em từ 5-15 tuổi dễ bị thấp tim nhất nên cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để tránh mắc bệnh.

5. Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh thấp tim và những hậu quả nặng nề do bệnh gây ra, bạn cần:

– Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

– Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vùng mũi họng

– Giữ ấm cổ, ngực, mũi họng vào mùa đông

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện sức đề kháng

– Phát hiện và điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn hầu họng như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang ở trẻ

– Đối với trẻ 5 – 15 tuổi, cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị viêm họng nhiều lần, thường xuyên đau mỏi, sưng, nóng, đau khớp, tức ngực, đau vùng tim, khó thở, mệt mỏi; bất thường về tâm thần, vận động. Việc này giúp phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp bị thấp tim.

– Tiêm phòng đúng lịch để tránh bệnh tái phát, gây ra những di chứng nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thấp tim mà bạn cần lưu ý. Đừng để đến lúc mắc bệnh mới điều trị, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay để phòng bệnh hiệu quả để tránh những hậu quả nặng nề. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital