Xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Đau thắt ngực thường là triệu chứng điển hình bệnh mạch vành dễ gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Xử trí khi có cơn đau thắt ngực đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ khi xuất hiện cơn đau thắt ngực

Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:

Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

  • Nam giới chiếm 80%, xuất hiện ở tuổi trên 40. Nữ giới xuất hiện ở tuổi trên 45.
  • Người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo.
  • Có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ nhiều.
  • Gia đình có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Để ngừa những nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bạn cần xử trí kịp thời khi xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Có hai dạng đau thắt ngực chính đó là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Cách phân biệt rất đơn giản: Đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi nhưng đau thắt ngực không ổn định thì có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nghỉ ngơi cũng không làm đau giảm đi. Đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng khẩn cấp, bệnh nhân cần được cấp cứu tại bệnh viện bởi vì nó có thể tiến triển thành nhồi máu cơ tim.

Dưới đây là những điều bệnh nhân cần làm khi nhận thấy những dấu hiệu của cơn đau thắt ngực:

Dừng ngay hoạt động khi xuất hiện cơn đau thắt ngực

Dừng ngay hoạt động khi xuất hiện cơn đau thắt ngực

– Dừng ngay các hoạt động đang thực hiện, ngồi xuống nghỉ ngơi và cố gắng giữ bình tĩnh, tâm lý thoải mái bởi cơn đau thường sẽ tự qua đi trong vài phút. Nên gọi người nhà ở bên cạnh để có thể trợ giúp khi cần thiết.

– Nếu bạn đang nằm thì hãy cố gắng ngồi dậy, hít thở thật sâu. Điều này có thể làm giảm cảm giác đau và giảm căng thẳng, lo âu.

– Dùng thuốc giãn mạch (nếu có), sau 5 phút dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi không đỡ thì gọi cấp cứu ngay.

Người bệnh cũng nên lưu ý rằng, không được hút thuốc lá, ăn, uống trong khoảng 5 – 10 phút sau khi dùng thuốc giãn mạch, ngay cả khi cơn đau thắt ngực đã qua đi, thay vào đó là hãy nghỉ ngơi tại chỗ để cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu qua tim.

Khám tim mạch định kỳ thường xuyên ngừa nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Khám tim mạch định kỳ thường xuyên ngừa nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe tim mạch là vô cùng cần thiết và quan trọng  giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời.

Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital