Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau dạ dày gây nên những cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày giúp chúng ta chủ động trong việc khám chữa và phòng ngừa bệnh đau dạ dày.

1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương do viêm, loét. Đau dạ dày khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện tượng đau bụng sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn quá no, ăn những thực phẩm và gia vị có tính nhạy cảm cao với dạ dày (quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh…) hoặc đang quá đói.

Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương do viêm, loét.

Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương do viêm, loét.

Bệnh đau dạ dày thường gặp phải ở những người cao tuổi, người thường xuyên thức đêm, uống nhiều rượu bia, ăn uống thất thường không điều độ, hút thuốc lá, lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trị đau nhức xương khớp thường xuyên, người thường xuyên căng thẳng, stress…

2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày điển hình

Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày giúp chúng ta chủ động trong việc khám chữa và phòng ngừa bệnh đau dạ dày. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh đau dạ dày người bệnh cần lưu ý.

2.1 Đau vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức

Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau tập trung nhất là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng. 

Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt, có tính chu kỳ, thường liên quan đến bữa ăn như sau khi ăn quá no hoặc quá đói trước bữa ăn.

Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính sau. 

2.2 Ăn uống kém, ăn không có cảm giác ngon miệng, đầy bụng, tức bụng

Đau dạ dày thường khiến bệnh nhân chán ăn, kém ăn uống do triệu chứng bệnh gây ra cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, đau dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu. Vì thế bệnh nhân cũng không muốn ăn và không thèm ăn.

Ngoài ra sau khi ăn, bệnh nhân còn bị triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị. 

2.3 Thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi

Đây là triệu chứng quan trọng để phán đoán bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau vùng thượng vị.

Hơi thức ăn hoặc thậm chí thức ăn trào lên thực quản hoặc họng còn gây tổn thương, đau vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

2.4 Buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau dạ dày mà các bệnh lý xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày,… cũng gặp phải. Nôn nhiều và buồn nôn gây ảnh hưởng đến nhiều đến khẩu vị, ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.

Nôn nhiều kèm theo thức ăn và dịch vị dạ dày dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm đau họng và các vấn đề sức khỏe khác. Nôn nhiều dễ khiến bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Các trường hợp này cần được truyền dịch, bổ sung điện giải để tránh biến chứng nặng như hạ huyết áp, trụy tim mạch,…

2.5 Triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đau dạ dày – chảy máu tiêu hóa

Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra máu. Đây là hiện tượng máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu gặp hiện tượng này, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được điều trị.

Xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng cần can thiệp ngay của bệnh đau dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng cần can thiệp ngay của bệnh đau dạ dày

3. Chẩn đoán và điều trị

3.1 Các phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày

Trên đây là những triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn cần chủ động đi khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và chẩn đoán đánh giá bệnh. Đau dạ dày nếu không được điều trị có thể chuyển mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Thông qua thăm khám lâm sàng (kiểm tra sức khỏe, hỏi triệu chứng và xem bệnh sử), bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Xét nghiệm H. pylori: Vi khuẩn này có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ dùng một ống nội soi đưa từ miệng của người bệnh di chuyển đến dạ dày. Bằng cách này, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

Chụp X-quang đường tiêu hóa: Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và ruột non. Để làm cho vết loét (nếu có) nhìn rõ hơn trên hình ảnh kết quả, bạn sẽ cần uống thuốc cản quang theo hướng dẫn.

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau trong đó có bệnh đau dạ dày.

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau trong đó có bệnh đau dạ dày.

3.2 Điều trị bệnh đau dạ dày 

Sử dụng thuốc

Thực tế, phác đồ điều trị viêm dạ dày sẽ thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tình trạng viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid, NSAIDs hay uống rượu quá nhiều có thể thuyên giảm khi ngưng sử dụng các tác nhân này.

Một số thuốc hay được dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc chẹn histamin H2

Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày

Điều chỉnh lối sống

Bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng viêm nhờ các mẹo nhỏ sau đây:

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt tác động của axit dạ dày.

Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là những thực phẩm cay, nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.

Tránh uống rượu, bia, thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Xem xét lại các loại thuốc giảm đau đang sử dụng. Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày và bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để được đổi sang các thuốc khác an toàn hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh đau dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra ngoài. Tuy vậy, ngay khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế uy tín.  Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi; hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại… đang khám và điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau trong đó có bệnh đau dạ dày. Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital