Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chào bác sĩ! Do sơ xuất nên cháu bị trật khớp cổ tay phải. Xin hỏi bác sĩ, trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc sau khi bị trật khớp như thế nào để bệnh nhanh khỏi hơn ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà! Cảm ơn bác sĩ! (Thành Vinh – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Thành Vinh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi là quan tâm của rất nhiều người.

1. Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Bạn Thành Vinh thân mến! Trật khớp là hiện tượng hai khớp nối với nhau bị lệch và các dây chằng bị tổn thương. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh đột ngột, té ngã, mang xách nặng… Câu hỏi trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi của bạn cũng là quan tâm của rất nhiều người. Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày.

Để rút ngắn thời gian hồi phục khi bị trật khớp cổ tay, người bệnh cần phải được xơ cứu đúng cách ngay sau khi xảy ra trật khớp, thăm khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sau đó và tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Cách chăm sóc khi bị trật khớp cổ tay

Sau khi rời bệnh viện, bạn có thể áp dụng một vài cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà dưới đây để giảm đau và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh:

Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày.

Uống các loại thuốc bổ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Massage nhẹ nhàng vùng khớp bị trật bằng dầu nóng

Chườm nóng vùng khớp bị trật sẽ giúp giảm đau hiệu quả

Cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc nhà đặc biệt là các việc phải mang, xách nặng

Có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý để hỗ trợ việc hồi phục

Vận động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh mọi tác nhân làm đau vùng khớp bị trật

Nếu cơn đau quay trở lại với cường độ mạnh hơn hoặc vết thương đột nhiên bị sưng tấy cần thăm khám lại càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital