Nồng độ cholesterol trong máu và bệnh tim mạch

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.  Tuy nhiên sự gia tăng của nồng độ cholesterol trong máu là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới bệnh tim mạch và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có liên quan đến nồng độ cholesterol trong máu?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nồng độ cholesterol trong máu.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nồng độ cholesterol trong máu.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nồng độ cholesterol trong máu. Bác sĩ có thể yêu cầu thực xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu để kiểm tra nồng độ  LDL (cholesterol xấu), HDL (cholesterol tốt), và triglycerides trong máu để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của một người.
Cholessterol tốt có vai trò trong việc làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu chống lại sự xơ vữa. Trong khi đó, cholesterol xấu (loại có tỉ trọng thấp) lại làm xơ vữa thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, gây tắc mạch rất nguy hiểm.

Cholesterol do cơ thể tự sản xuất và không liên quan tới chế độ ăn uống?

Nồng độ cholesterol trong máu bao gồm cholesterol tự nhiên do cơ thể tự sản xuất và từ chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng ta không thể kiểm soát lượng cholesterol cơ thể sản xuất nhưng có thể loại bỏ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống để giảm bớt nồng độ cholesterol trong máu.

Nên làm gì để giảm nồng độ cholesterol trong máu?

Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cao chất béo chuyển hóa như các loại bánh nướng lò, các sản phẩm chiên nấu (mì ăn liền, khoai tây rán, chiên), dầu thực vật đã dùng rán, chiên nhiều lần, hoặc các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…). Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt, ít nhất 3 lần trong một tuần. Tăng cường ăn nhiều rau và trái cây tươi. Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, thịt cừu) hoặc ăn hạn chế lòng đỏ trứng (không phải kiêng tuyệt đối). Các loại thịt trắng như: thịt lợn, thịt gà, thịt ếch, nhái… cũng là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thịt nên cắt bỏ mỡ và da nhất là da của các loại gia cầm.
Muốn làm giảm lượng cholesterol máu có hiệu quả, cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: tăng cường hoạt động cơ thể (tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập nhảy dây, lắc vòng, đi xe đạp chậm, sinh hoạt điều độ).

Có thể sử dụng dầu cá để giảm cholesterol trong máu?

Dầu cá có khả năng làm giảm triglyceride nhưng không có bất cứ tác động nào tới cholesterol “xấu” LDL. Tuy nhiên dầu cá có nhiều tác dụng bảo vệ khác, chẳng hạn như làm giảm nguy cơ máu đóng cục.

Các loại thuốc làm giảm cholesterol không có tác dụng gì đối với những người đã bị nhồi máu cơ tim?

Sau khi đã bị nhồi máu cơ tim, sử dụng thuốc hạ cholesterol như statin có thể làm giảm đáng kể nguy cơ có một cơn nhồi máu cơ tim khác.

Sau khi đã bị nhồi máu cơ tim, sử dụng thuốc hạ cholesterol như statin có thể làm giảm đáng kể nguy cơ có một cơn nhồi máu cơ tim khác.

Sai, không bao giờ là quá muộn để nhận được hưởng lợi từ các loại thuốc hạ cholesterol. Sau khi đã bị nhồi máu cơ tim, sử dụng thuốc hạ cholesterol như statin có thể làm giảm đáng kể nguy cơ có một cơn nhồi máu cơ tim khác.
Với những người không bị nhồi máu cơ tim nhưng có mảng bám trong thành động mạch, các loại thuốc hạ cholesterol có thể giúp ngăn chặn rủi ro phát triển nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch ảnh hưởng như thế nào để nguy cơ mắc bệnh của một người?

Gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột, đã từng mắc bệnh tim mạch trước năm 55 tuổi (đối với nam) hoặc 65 tuổi (đối với nữ) là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch ở một người.
Ngoài ra các yếu tố khác như chế độ ăn uống, tập thể dục và thói quen hút thuốc cũng có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch.

Những người đang sử dụng thuốc statin không cần quan tâm tới chế độ ăn uống?

Lượng chất béo bão hòa mà cơ thể hấp thụ từ ăn uống tương quan với sự tiến triển của mảng bám tích tụ trong động mạch, có thể kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Lượng chất béo bão hòa mà cơ thể hấp thụ từ ăn uống tương quan với sự tiến triển của mảng bám tích tụ trong động mạch, có thể kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Sai. Mặc dù statin làm giảm cholesterol trong máu và góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chất béo bão hòa mà cơ thể hấp thụ từ ăn uống  tương quan với sự tiến triển của mảng bám tích tụ trong động mạch, có thể kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó còn có bằng chứng cho thấy nồng độ chất béo cao trong máu sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo bão hòa có thể can thiệp tới một số các chức năng bảo vệ của các tế bào lót động mạch.

Uống thuốc statin có thể ảnh hưởng tới gan?

Tỷ lệ những người gặp phải các vấn đề về gan khi sử dụng thuốc statin là rất thấp (ít hơn 1%). Các thử nghiệm dài hạn đã khẳng định sự an toàn của thuốc statin. Thêm vào đó, có một số bằng chứng cho thấy statin có thể giúp cải thiện chức năng gan ở những người có chất béo tích tụ trong gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital