Nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt liên hồi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ bị nháy mắt liên hồi. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, hành vi này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu trẻ bị nháy mắt liên hồi, không kiểm soát được cần được thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

1. Tìm hiểu về hiện tượng nháy mắt liên hồi

1.1 Hiện tượng nháy mắt

Thông thường, mắt của chúng ta nháy khoảng 12 lần mỗi phút và mỗi lần nháy kéo dài khoảng 0,5 giây. Nháy mắt là một cử động tự nhiên không có ý thức, thường xảy ra ở cả hai bên mắt. Điều này xảy ra do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Nháy mắt thường xảy ra bất ngờ trong vài giây và có thể kéo dài đến vài phút. Khi nháy mắt, có thể cơ vùng mặt cũng co giật theo.

Tìm hiểu trẻ bị nháy mắt liên hồi

Trẻ bị nháy mắt liên hồi có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm (minh họa)

Thực tế, nháy mắt không phải lúc nào cũng là điều đáng lo ngại. Đôi khi, nháy mắt cũng có những hiệu quả tích cực. Ví dụ, khi mắt hoạt động liên tục trong thời gian dài và gây mỏi. Hay trong khi môi trường xung quanh gây ra những tác động bất ngờ vào các sợi cơ vòng trong mí mắt. Lúc đó, sẽ xảy ra hiện tượng co cơ và kích thích nháy mắt.

Một lần nháy mắt dù chỉ kéo dài trong 1/10 giây, nhưng nó có tác dụng giảm căng thẳng cho mắt rất tốt. Bên cạnh đó, ngăn ngừa khô mắt và loại bỏ các hạt bụi bám vào mắt…

1.2 Trẻ bị nháy mắt liên hồi thường đi kèm với dấu hiệu gì?

Hiện tượng nheo mắt và chớp mắt ở trẻ thường đi kèm với những biểu hiện sau đây:

– Trẻ có thể dụi mắt: Điều này có thể do mắt bị khô, viêm kết mạc hoặc căng tức mắt.

– Trẻ thường nhìn sát màn hình và để đồ vật gần mình: Điều này giúp trẻ có thể quan sát kỹ hơn, rõ hơn. Ví dụ trẻ hay ngồi sát tivi, máy tính hoặc màn hình điện thoại.

– Hai mắt của trẻ không nhìn thẳng hoặc nhìn về các hướng khác nhau: Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng mắt lác (lé mắt).

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm tật khúc xạ, nhược thị một mắt, đẻ non hoặc biến chứng bệnh bại não. Tình trạng này có nguy cơ cao gây mắt lác cho trẻ.

2. Phương pháp để chẩn đoán bệnh khi nháy mắt

Để chẩn đoán tình trạng nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi hoặc đọc sách của con, mẹ nên đưa con đến chuyên gia mắt để được kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau để kiểm tra mắt của bé một cách tỉ mỉ:

– Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt của nhãn cầu. Mục đích để xem xét có tổn thương nào ở phần giác mạc và phần trước nhãn cầu hay không.

– Xác định xem bé có bị lác hay không. Trong nhiều trường hợp, bé có thể bị lác nhưng độ nghiêm trọng có thể thay đổi và không ổn định. Do đó, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp đặc biệt, như kiểm tra động tác mắt, để phát hiện bất thường trong thị giác của bé.

Phương pháp chẩn đoán trẻ nháy mắt

Phương pháp chẩn đoán bệnh khi trẻ bị nháy mắt (minh họa)

– Đánh giá thị lực của bé bằng cách thực hiện kiểm tra thị lực có và không có kính.

Những phương pháp này sẽ giúp xác định chính xác tình trạng mắt của bé và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Việc sớm chẩn đoán và điều trị tình trạng mắt là quan trọng để đảm bảo sự phát triển và thị lực tốt cho bé.

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt liên hồi?

3.1 Bệnh rối loạn Tic (hay bệnh máy giật) ở trẻ em

Tic là các động tác không hữu ý, xảy ra rất nhanh, định hình, không nhịp điệu (thường bao gồm các nhóm cơ hạn chế) hoặc sự phát âm đột ngột không có một mục đích rõ ràng. Đa số trẻ em mắc phải có thể gặp phải tình trạng rối loạn này ở các cơ mặt, dẫn tới nháy mắt liên hồi.

Rối loạn Tic gặp nhiều ở nam gấp 3 lần nữ, lứa tuổi thường gặp từ 7 – 9 tuổi. Nguyên nhân có thể là do căng thẳng, một số loại thuốc hoặc rối loạn động mạch kinh niên. Liệu pháp tâm lý là cách điều trị chủ yếu. Bên cạnh đó, điều trị triệu chứng với liệu pháp hoá dược sẽ giúp loại bỏ những nguyên nhân gây Tics.

3.2 Cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người bệnh chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn được rõ những vật ở xa. Trẻ thường hay nheo mắt, nháy mắt, dụi mắt thường xuyên hoặc phàn nàn rằng nhìn rõ không rõ hay cảm thấy nhức đầu. Nếu nghi ngờ trẻ bị cận thị, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực để có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân do trẻ bị cận thị

Nguyên nhân nháy mắt liên tục do trẻ bị cận thị (minh họa)

3.3 Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt (vùng quanh chân lông mi hay vùng da phía trong mí mắt) bị viêm nhiễm có thể dẫn đến đỏ ửng và sưng tấy. Sự kích ứng và viêm có thể làm cho trẻ nhấp nháy mắt quá mức. Rửa mặt thường xuyên và đắp gạc ấm lên trên mí mắt khoảng 5 – 10 phút. Việc đắp gạc ấm làm mềm gỉ mắt, đồng thời làm bớt đi chất tiết dịch ra trên mí mắt.

3.4 Mỏi mắt

Thông thường, Trẻ bị mỏi mắt có thể sẽ bị nháy mắt thường xuyên. Theo MayoClinic.com nguyên nhân dẫn đến mỏi mắt thường là do sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử hoặc đọc sách trong thời gian dài, tiếp xúc với ánh sáng chói hoặc ánh sáng mờ.

Cha mẹ nên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ đọc sách trong nguồn ánh sáng phù hợp. Đừng quên để trẻ nghỉ ngơi thường xuyên khi học trên máy tính. Nếu bé vẫn bị nháy mắt liên tục, trẻ bị đau đầu dai dẳng hoặc thay đổi thị lực, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp.

4. Làm sao phòng ngừa chứng nháy mắt liên hồi?

Để tránh chứng nháy mắt liên tục, có một số biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng như là:

4.1 Ngủ đủ và hạn chế căng thẳng thần kinh

Đầu tiên, quan trọng là có giấc ngủ đủ hàng đêm. Ngủ đủ là khoảng 7-8 giờ, để mắt không bị mệt mỏi.

Hạn chế các yếu tố gây căng thẳng thần kinh cũng là một điều cần thiết. Điều này có thể được đạt được bằng cách tập thể dục thể thao để giảm stress. Đồng thời, bạn cũng nên sắp xếp công việc một cách hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt, cố gắng giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

Khi làm việc trong tình trạng căng thẳng, hãy lưu ý hít thở sâu và cho mắt nghỉ ngơi một chút. Nếu cảm thấy mắt căng thẳng, hãy tạm dừng công việc để cho mắt nghỉ ngơi trước khi tiếp tục.

4.2 Tránh lạm dụng chất kích thích

Lưu ý không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà và các sản phẩm chứa caffeine khác. Bởi vì chúng có thể làm tăng tình trạng nháy mắt liên tục.

4.3 Giữ khoảng cách đi đọc sách và làm việc

Cách sử dụng mắt cũng rất quan trọng. Hạn chế việc nhìn vào điện thoại, máy tính trong thời gian dài làm mỏi mắt quá mức. Đồng thời luôn nhớ giữ khoảng cách tối thiểu 25cm khi nhìn vào các thiết bị này.

4.4 Lưu ý khác

Nếu bạn mắc các bệnh như thiếu máu, viêm giác mạc hoặc bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến dây thần kinh số V, hãy điều trị chúng một cách tích cực và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bạn có tật khúc xạ, hãy đeo kính đúng chỉ định. Đặc biệt, nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong thị lực và điều chỉnh kính mắt cho phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có câu trả lời cho nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt liên hồi. Nếu tình trạng nháy mắt của trẻ không thuyên giảm, hãy liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được tư vấn sớm nhất bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital