Nguyên nhân bị chuột rút

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chuột rút gây cảm giác đau bởi sự co rút (thường là co cơ). Đa số các trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc, không đi kèm với các triệu chứng khác. Vậy nguyên nhân bị chuột rút là gì? Bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:

1. Do thiếu calcium, magnesium và kalium

Nguyên nhân bị chuột rút

Chuột rút thường gặp ở phụ nữ có thai do thiếu  calcium, magnesium,…

Nguyên nhân này thường gặp ở người có thai, người con bú hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ chất). Với nguyên nhân bị chuột rút này người bệnh chỉ cần bổ sung các chất trên và nên bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếu thiếu cả calcium và magnesium thì bổ sung magnesium trước sau đó bổ sung calcium vì calcium làm giảm sự hấp thụ mangesium. Bên cạnh đó, chuột rút còn do ứ đọng acid lactic (vì vận động quá mức, vì dùng thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho chuyển hoá bị rối loạn).

2. Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch

Nguyên nhân bị chuột rút này thường xảy ra với những người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, nguyên nhân này thường đi kèm với nguyên nhân thiếu calcium, magnesium và kalium (vì sự hấp thu các chất trên giảm sút). Cách khắc phục là bạn vừa cần bổ sung calcium, magnesium, kailum vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn. Thường dùng nhất là vitamin B1, uống, liều cao hay vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viên magnesium B6).

Chuột rút cũng thường gặp ở người cao tuổi

Chuột rút cũng thường gặp ở người cao tuổi

3. Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp

Chẳng hạn như tập luyện căng thẳng trong một tư thế, trong điều kiện bắt buộc khác với bình thường (như lạnh đột ngột). Nguyên nhân chuột rút vì yếu tố này là khá phổ biến. Điều này thường xảy ra với vận động viên, đặc biệt cách phòng chữa chuột rút ở họ cũng có khác: Cần có thời gian làm duỗi cơ từ 5-10 phút trước lúc khởi động, mang giày phù hợp, dùng đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic). Khi bơi lội hay bị chuột rút ngón chân nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm,… Vận động viên cũng cần ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ calcium, magnesium, vitamin như các trường hợp nêu trên và nhu cầu vận động viên bao giờ cũng cao hơn.

Tập luyện căng thẳng trong một tư thế, trong điều kiện bắt buộc khác với bình thường cũng dễ bị chuột rút

Tập luyện căng thẳng trong một tư thế, trong điều kiện bắt buộc khác với bình thường cũng dễ bị chuột rút

Thuốc thường dùng trong chuột rút là thuốc làm bền và giãn mạch. Chúng có tác dụng làm máu lưu thông, cung cấp các chất cho hệ cơ và thần kinh như cyclo-3 fort (gồm cao ruscus alculeatus + hesperdin methyl chacol và vitamin C) hay các loại khác như benzequerein. Thuốc khó dùng, cần có chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bị chuột rút hiệu quả.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital