Ngăn ngừa cường giáp qua ăn uống

Tham vấn bác sĩ

Đối với người mắc bệnh cường giáp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cần thiết. Việc ngăn ngừa cường giáp qua ăn uống hàng ngày sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và loại bỏ nguy cơ tiến triển và tái phát bệnh.

Bệnh cường giáp là một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.

Bệnh cường giáp là một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine

Bệnh cường giáp là một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine.

Dưới đây là cách ngăn ngừa cường giáp qua ăn uống mà mọi người nên áp dụng hàng ngày.

1.Tăng cường bổ sung calo

Thông thường, khi mắc bệnh cường giáp, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng. Chính vì thế, người bệnh cần bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên chất, protein, rau và hoa quả để bù đắp lượng calo hao hụt.
Đồng thời, nguyên nhân bệnh cường giáp là do chuyển hóa i-ốt tăng nhanh gây thừa trong khi đó các thực phẩm chứa goitrogenic thì lại có thể làm giảm sự tăng năng tuyến giáp. Do vậy, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm giàu goitrogenic như cải bắp, súp lơ/ bông cải, cải lá xoăn, củ cải…

2. Hạn chế muối i-ốt và các loại thức ăn giàu i-ốt

Do tuyến giáp dùng i-ốt để sản xuất ra hormone nên nếu ăn nhiều i-ốt sẽ gây nên tình trạng thừa khiến bệnh tình càng nặng. Do vậy trong chế độ ăn của người bệnh cường giáp cần hạn chế các loại muối i-ốt. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại hải sản, trứng, sữa, các loại rau câu, rong biển…

Để cải thiện sớm bệnh cường giáp cần hạn chế muối i-ốt và các thực phẩm nhiều muối như hải sản, đồ hộp

Để cải thiện sớm bệnh cường giáp cần hạn chế muối i-ốt và các thực phẩm nhiều muối như hải sản, đồ hộp

3. Hạn chế đồ uống lợi tiểu

Giữ cân nặng và khoáng chất cho người bị cường giáp là vấn đề quan trọng. Vì thế cùng với việc cung cấp thêm nhiều năng lượng thì bệnh nhân nên hạn chế các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê, nước có ga… để tránh sự bài tiết dinh dưỡng qua đường tiết niệu.

4. Bổ sung nhiều vi khoáng canxi, kẽm

Cường giáp khiến người ta bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi calci. Do đó chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên bổ sung thành phần dưỡng chất này như ăn thêm thịt nạc, rau rền, cải chíp, chuối, kiwi, rau chân vịt…
Các loại hải sản như hàu, cua… rất giàu canxi và kẽm nhưng đồng thời trong chúng lại chứa nhiều i-ốt do vậy bạn không nên dùng chúng hoặc cần có sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ điều trị.

5. Tăng cường vitamin

Người bệnh cường giáp cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh

Người bệnh cường giáp cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh

Cường giáp dễ gây nên mệt mỏi do vậy các chất chống oxy hóa là rất cần thiết. Ăn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E (cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài…) sẽ giúp bạn chống lại các triệu chứng mệt mỏi của cường giáp.
Việc ngăn ngừa cường giáp qua ăn uống không những góp phần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp người bệnh phục hồi sớm, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển và tái phát bệnh. Nhiều người do thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng mà ăn uống “thả ga” đã vô tình khiến bệnh lâu khỏi hoặc nặng hơn.
Bên cạnh việc chú ý tới chế độ ăn uống, người bệnh cường giáp nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và tái khám định kỳ theo lịch hẹn nhằm điều chỉnh phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital