Quá trình nhổ răng khôn thường tác động nhiều đến các tổ chức quanh răng, gây ra cảm giác đau, khó chịu. Nếu không chú ý có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Vậy phải trường hợp này sẽ xử lý ra sao. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nhé.
Menu xem nhanh:
1 Nguyên nhân gây nhiễm trùng
Sau khi nhổ răng khôn các hiện tượng như đau nhức, chảy máu, khu vực nhổ bị sưng tấy,… sẽ xuất hiện. Đây là thời điểm vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vết nhiễm trùng xuất hiện. Như:
– Môi trường, thiết bị sử dụng trong quá trình nhổ răng không đảm bảo; chưa được khử trùng kĩ
– Tay nghề của bác sĩ cũng có ảnh hưởng đến việc răng bị nhiễm trùng sau nhổ
– Người bệnh đã có bệnh lý về răng không điều trị triệt để; lây lan sang vết nhổ răng
– Răng khôn nằm ở vị trí khó, cần tác động nhiều khi nhổ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập
– Quá trình vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng không đúng cách. Thức ăn trong miệng sót lại sẽ bám vào vị trí răng bị nhổ, dần tạo nên vi khuẩn và gây nhiễm trùng
– Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến vết thương bị nhiễm trùng. Khi hút thuốc, lượng oxy dùng để tuần hoàn máu bị giảm, làm chậm quá trình tạo cục máu đông. Điều này có thể khiến vi khuẩn dễ tấn công hơn. Ngoài ra, trong thuốc lá có 3 thành phần chủ yếu là: nicotine, cacbon oxit và axit cyanhydric. Các chất này sẽ khiến co mạch ngoại vi, rối loạn chức năng tế bào đa nhân trung tính, giảm đáp ứng miễn dịch, làm chậm quá trình liền vết thương.
2 Triệu chứng của nhiễm trùng răng
Các dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng có thể kể đến gồm:
– Răng sưng tấy trong một thời gian dài không đỡ
– Đau ở vùng xương hàm hoặc cổ, nướu và má sưng đau
– Xuất hiện viêm mủ có máu
– Màu của răng bị thay đổi
– Sốt
– Răng bị chảy máu kéo dài trên 48 tiếng đồng hồ
– Ở cổ xuất hiện các hạch bạch huyết bị sưng
– Hơi thở có mùi, ngay cả sau khi vệ sinh răng miệng vẫn không hết
Nếu những triệu chứng trên kéo dài kèm theo sốt, khó nuốt thì có thể nhiễm trùng đã chuyển nặng. Cần đến gặp bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị, hạn chế các hậu quả về sau.
3. Hậu quả của nhiễm trùng răng
Nhiều trường hợp thường để vết nhiễm trùng chuyển biến nặng mới đi khám. Đến giai đoạn này thường vi khuẩn đã tấn công sang những răng khác. Vi khuẩn sẽ lan từ chân răng ra các mô mềm rồi tiến vào các xương hàm. Nếu vẫn chưa điều trị, các răng mang bệnh này sẽ hỏng vĩnh viễn, gây nên trường hợp mất răng.
Nếu vết nhiễm trùng ở răng khôn hàm trên để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang hàm. Xoang hàm có liên quan đến các răng ở hàm trên. Vì vậy vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào đây, gây viêm xoang hàm. Đây cũng là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trên cơ thể ngoài răng
Vi trùng gây bênh theo đường chân răng, lây lan qua các vùng khác trong khoang miệng. Nếu để lâu có thể gây ra các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm màng não,…. tăng nguy cơ tử vong.
4 Biện pháp phòng ngừa
4.1 Vệ sinh răng miệng đúng hướng dẫn
Đây là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc các bệnh lý về răng. Nếu việc vệ sinh răng miệng kém cẩn thận sẽ khiến cho vết thương dễ bị vi khuẩn tấn công. Người bệnh nên thực hiện theo quy trình vệ sinh đã được hướng dẫn. Duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ ngày sau bữa ăn; không nên chải quá mạnh. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng để vệ sinh ngày đầu
4.2 Chế độ ăn uống phù hợp
Sau khi nhổ răng khôn, đây là thời điểm răng miệng dễ bị tổn thương nhất. Vậy nên lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa,…. Bổ sung cho cơ thể thêm các vitamin từ các loại rau củ, trái cây như cam, dâu, cà chua,… giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Không nên ăn đồ quá cứng, quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh,… Những loại thực phẩm này cần răng phải hoạt động mạnh và nhiều. Việc này sẽ gây ảnh hưởng tới vết thương, dẫn tới nguy cơ bị sưng,viêm hay chảy máu. Vì vậy thời gian phục hồi sẽ bị kéo dài hơn.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, nếu các vết sưng đau đã giảm, có thể ăn uống chế độ bình thường. Tuy nhiên vẫn cần tránh không nhai, cắn vào vết thương. Không sử dụng thuốc lá hay các đồ uống có cồn như bia rượu sau khi nhổ răng.
4.3 Dùng thuốc theo chỉ định của nha sĩ
Sau quá trình nhổ răng nha sĩ thường sẽ kê một số thuốc giảm sưng, giảm đau. Người bệnh cần tuân theo chỉ định dùng thuốc theo đúng liều lượng được kê. Không bỏ thuốc giữa chừng khi thấy vết sưng đau giảm. Cần trao đổi ngay với bác sĩ khi thấy mình có dấu hiệu của nhiễm trùng
4.4 Lựa chọn nha khoa tin cậy
Đầu tiên, nha sĩ chính là yếu tố quan trọng trong các ca điều trị. Nha sĩ cần có nhiều kinh nghiệm để xử lý các ca bệnh khác nhau để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Người bệnh nên tìm hiểu từ các nguồn tin cậy về các nha sĩ đã có kinh nghiệm nhiều năm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cũng là một điểm đáng chú ý khi lựa chọn nha khoa. Sự kết hợp của các công nghệ và thiết bị tối tân, việc xác định vị trí và cách xử lý răng sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn.
Môi trường vô trùng, khép kín cũng là một yêu cầu đối với các phòng khám nha khoa trong quá trình điều trị. Đối với các đồ dùng đã qua sử dụng của người bệnh như đều phải được xử lý theo quy tắc đã có. Với các dụng cụ sử dụng nhiều lần cần được khử khuẩn, tiệt trùng bằng dung dịch chuyên dụng để tránh việc lây nhiễm vi khuẩn.
Tại Nha khoa Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ răng hàm mặt dày dặn kinh nghiệm, đã và đang giữ nhiều chức vụ tại nhiều bệnh viện tuyến đầu. Hệ thống máy móc tại Nha khoa hiện đại, không gian vô khuẩn đảm bảo an toàn nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Với những ưu điểm trên, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trở thành đại chỉ đáng tin cậy của các bệnh nhân.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích trong quá trình hạn chế việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.