Xơ gan cấp độ 2 là bệnh gan mãn tính tới giai đoạn xơ hóa gan F2 với nhiều mô sẹo hơn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần. Lúc này cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để tránh bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau.
Menu xem nhanh:
1. Xơ gan cấp độ 2 là gì?
Xơ gan là bệnh gan mãn tính đặc trưng bởi sự thay thế các mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự xuất hiện của các nốt tăng sinh làm suy giảm chức năng gan hoặc thậm chí làm gan mất chức năng.
Xơ gan độ 2 là một trong bốn giai đoạn bệnh xơ gan. Theo đó, xơ gan có các mức độ từ 1 đến 4. Trong đó xơ gan F1 là mức độ nhẹ, F2 là trung bình và F3, F4 là xơ gan nặng. Ở giai đoạn 2, gan bắt đầu xuất hiện nhiều mô sẹo, mô xơ hóa hơn và có thể dễ dàng nhìn thấy một cách rõ nét. Các mô gan bị hư hỏng trong giai đoạn 2 tạo thành các mô liên kết dư thừa.
Lượng tế bào mô xơ ở độ 2 đã tăng lên tương đối, làm chức năng gan suy yếu. Các chất độc bị ứ đọng tại gan, không được đào thải ra ngoài, tác động đến cả các cơ quan khác gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Triệu chứng điển hình nhất ở giai đoạn này là vàng da.
2. Triệu chứng xơ gan cấp độ 2
Xơ gan độ 2 có các biểu hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường.
2.1 Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Khi gan có vấn đề, khả năng thanh lọc và bài tiết cũng sẽ giảm. Lượng mật sản xuất ra không đủ để tiêu hóa các chất béo, gây khó hấp thụ và dẫn tới các triệu chứng như:
– Khó tiêu, đầy hơi
– Chướng bụng
– Buồn nôn
– Táo bón hoặc phân lỏng.
2.2 Cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu xơ gan cấp độ 2
Xơ gan độ 2 nặng hơn độ 1 nên khiến cả người mệt mỏi, căng thẳng. Việc lọc bỏ độc tố khi chức năng gan không đảm bảo sẽ không có hiệu quả. Người thiếu sức hơn so với bình thường.
2.3 Đau bụng hạ sườn phải
Phần đầu gan nằm ở bên phải. Nếu gan bị tổn thương do xơ gan, người bệnh sẽ thấy đau bụng bên phải đầu tiên. Biểu hiện đau đớn, khó chịu, chướng bụng, đặc biệt đau ở hạ sườn phải.
4.4 Nổi mề đay, sốt khi xơ gan cấp độ 2
Một trong những chức năng chính của gan là trung hòa và đào thải độc tố. Khi gan bị tổn thương do xơ gan độ 2, vai trò đào thải của gan bị giảm sút đáng kể. Điều này khiến muối mật tích tụ trong cơ thể người bệnh, gây mẩn đỏ, ngứa da. Đồng thời còn các biểu hiện sốt nhẹ, tuy nhiên nhiệt độ thường không quá 38 độ C.
3. Xơ gan cấp độ 2 có nguy hiểm không?
Xơ gan F2 tuy nặng hơn giai đoạn F1 nhưng được tiên lượng khác tốt. Lúc này, bệnh nhân điều trị đúng cách vẫn có thể kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là điều trị đúng cách, kịp thời để tránh bệnh xơ gan chuyển sang giai đoạn F3.
Xơ gan giai đoạn F3, F4 đã chuyển sang giai đoạn mất bù và rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, giúp người bệnh bớt đau đớn và kéo dài tuổi thọ. Thông thường, bệnh nhân xơ gan mất bù có thể sống được từ 1-3 năm, tuy giai đoạn phát hiện và chất lượng điều trị.
Yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng, thời gian sống của người bệnh xơ gan F2 nói riêng và xơ gan nói chung là:
3.1 Thời điểm chữa trị bệnh
Thời điểm chữa trị càng sớm thì khả năng đáp ứng điều trị càng tốt. Gan có thể tự phục hồi chức năng bằng khả năng bù trừ. Hầu hết người bệnh phát hiện và điều trị trong giai đoạn F1, F2 có thể khống chế và cải thiện bệnh.
Tuy nhiên, xơ gan cấp độ 2 cũng không có nhiều triệu chứng rõ ràng nên rất dễ tiến triển sang giai đoạn muộn. Khi ở giai đoạn mất bù, dù điều trị có hiệu quả cũng chỉ nâng cao chất lượng sống.Thời điểm chữa trị là rất quan trọng quyết định khả năng chữa trị bệnh, đặc biệt là xơ gan ở cấp độ 2. Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị có hiệu quả.
3.2 Hiệu quả điều trị xơ gan F2
Phương pháp điều trị phù hợp cũng là yếu tố quan trọng quyết định người bệnh xơ gan sống được bao lâu. Bởi vậy nên người bệnh xơ gan khi phát hiện bệnh cần tới các cơ sở uy tín để khám chữa bệnh. Ăn uống khoa học và tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Như vậy, xơ gan giai đoạn 2 tuy nguy hiểm nhưng được tiên lượng khá tốt nếu điều trị sớm. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị muộn, không kiêng khem, để bệnh tiến triển thì sẽ có tiên lượng xấu hơn nhiều.
4. Điều trị xơ gan F2
Điều trị xơ gan phụ thuộc vào tình trạng, mức độ tổn thương của gan. Mục tiêu điều trị xơ gan cấp 2 là làm chậm quá trình xơ hóa ở gan, giảm thiểu tối đa tổn thương tại gan. Kết hợp với điều trị triệu chứng và ngăn biến chứng bệnh. Đầu tiên là người bệnh cần loại bỏ yếu tố khiến xơ gan tiến triển nặng hơn, bao gồm:
– Ngừng uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Nếu việc cai rượu quá khó khăn, người bệnh cần đến sự trợ giúp của các trung tâm cai rượu.
– Người bệnh xơ gan không do rượu mà do gan nhiễm mỡ cần kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết.
– Kết hợp điều trị bệnh gan với thuốc phù hợp. Một số loại thuốc có thể ngăn quá trình tổn thương tại gan do virus viêm gan B, viêm gan C gây ra.
Người bệnh được sử dụng thuốc kiểm soát xơ gan, làm chậm quá trình diễn tiến bệnh.
5. Chẩn đoán xơ gan
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán tình trạng xơ gan, bao gồm:
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho thấy giảm tiểu cầu có thể cảnh báo bệnh xơ gan.
– Siêu âm: Phương pháp đơn giản, nhanh gọn, không gây hại và thực hiện được nhiều lần. Bác sĩ đánh giá kích thước gan, cấu trúc gan, bờ của gan có gồ ghề hay có sẹo không, có áp xe hay khối u, có gan nhiễm mỡ không… qua hình ảnh siêu âm.
Nếu bạn đang mắc xơ gan cấp độ 2 hoặc đang nghi ngờ bệnh gan, liên hệ ngay bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám để được điều trị kịp thời.