[Vnexpress.net] Virus sởi đột biến có thể gây bệnh viêm não

(Theo vnexpress.net) Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện phát hiện virus sởi (MeV) có thể tiến hóa gây ra bệnh viêm màng não thể xơ cứng bán cấp (SSPE), một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp.

1. Virus sởi có thể gây ra bệnh viêm màng não thể xơ cứng bán cấp

Nghiên cứu do giáo sư Yuta Shirogane, Khoa Khoa học Y tế của Đại học Kyushu đứng đầu, được xuất bản trên tạp chí Science Advances, hôm 31/1.

Ở dạng bình thường, virus sởi không thể lây nhiễm vào hệ thần kinh. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện virus tồn tại trong cơ thể có khả năng phát triển đột biến ở một protein chịu trách nhiệm bám vào tế bào. Các protein này tương tác và nhiễm vào não.

Virus sởi có thể gây ra bệnh viêm màng não thể xơ cứng bán cấp

Giáo sư Shirogane chỉ ra rằng virus sởi vốn chỉ lây nhiễm các tế bào biểu mô và miễn dịch, gây sốt, phát ban. Để gây ra bệnh viêm màng não, virus phải tồn tại ở dạng đột biến, sau đó lan sang các tế bào thần kinh. Các loại virus RNA như bệnh sởi biến đổi và tiến hóa với tốc độ rất cao, nhưng cơ chế tiến hóa của nó vẫn còn là bí ẩn, giáo sư Shirogane nói.

Các nhà khoa học cũng nhận định quần thể virus RNA thường phát triển nhanh chóng dưới áp lực chọn lọc tự nhiên, do tỷ lệ lỗi sao chép cao. Khả năng tiến hóa của virus thường gây khó khăn trong việc kiểm soát lây nhiễm, tạo ra hiện tượng kháng thuốc, trốn tránh miễn dịch, mở rộng phạm vi và vật chủ.

Các nghiên cứu trước đây của Shirogane và các đồng nghiệp đã chỉ ra một số đột biến nhất định cho phép virus kết nối với các khớp thần kinh, lây nhiễm vào não. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã phân tích bộ gene virus sởi từ các bệnh nhân SSPE và phát hiện nhiều đột biến khác nhau tích lũy trong protein.

Các chuyên gia hy vọng kết quả giúp giới khoa học phát triển phương pháp điều trị SSPE, cũng như làm sáng tỏ các cơ chế tiến hóa phổ biến của virus nói chung, chẳng hạn nCoV, herpes.

Dù hầu hết người sinh sau năm 1970 đã được tiêm phòng sởi khi còn nhỏ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn ghi nhận 9 triệu ca nhiễm và 128.000 ca tử vong năm 2021.

2. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi

Sởi là một trong những loại bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ của phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, sởi là một trong những loại bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bệnh sởi rất dễ lây lan qua con đường tiếp xúc giữa người với người. Không chỉ vậy, sởi còn có các triệu chứng lâm sàng ban đầu khá giống với bệnh cúm. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý tới các biện pháp giúp phòng tránh, làm giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa việc mắc bệnh lý này.

Sởi cũng là một trong số các loại bệnh được phân chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn phát bệnh (giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát), giai đoạn hồi phục. Mỗi một giai đoạn đều sẽ ứng với các triệu chứng khác nhau.

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị triệt để thì sẽ có khả năng dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm thanh quản, mù lòa, viêm não,… thậm chí gây tử vong.

Do đó, các bác sĩ của Thu Cúc TCI khuyến cáo mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ càng sớm càng tốt. Bởi việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ là một trong những việc làm có hiệu quả và mang tính tối ưu giúp bảo vệ cơ thể khỏi khả năng mắc bệnh, cũng như ngăn ngừa việc lây lan bệnh cho gia đình, xã hội.

3. Phác đồ tiêm chủng của vắc xin phòng bệnh sởi

Hiện nay có 3 loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh sởi

Theo đó, hiện nay có 3 loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh sởi đó là: vắc xin MVVAC (Việt Nam), vắc xin MMR – II (Mỹ) và vắc xin Priorix (Bỉ).

Phác đồ tiêm chủng cụ thể ứng với từng độ tuổi như sau:

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi:

– Mũi đầu tiên có thể tiêm khi trẻ đạt đủ 9 tháng tuổi trở lên.

– Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 từ khoảng 3 – 6 tháng.

– Mũi thứ 3 tiêm nhắc lại sau 4 năm.

Đối với trẻ em trên 2 tuổi và người lớn:

– Nếu đã tiêm 1 mũi sởi – quai bị – rubella trước đó thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

– Nếu chưa tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella trước đó thì cần tiêm 1 mũi, sau đó 4 năm sau tiêm nhắc lại 1 mũi.

Đối với phụ nữ trước khi mang thai:

– Cần tiêm 1 mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết về các loại vắc xin khác cũng như phác đồ tiêm chủng cụ thể, bạn vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital