Viêm xoang dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người hiện nay, gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt và khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nên cần được phát hiện, điều trị sớm. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Viêm xoang dị ứng là gì?
Viêm xoang dị ứng là tình trạng xoang mũi bị viêm nhiễm do tác nhân là các dị nguyên gây ra tình trạng dị ứng. Các dị nguyên đó có thể là phấn hoa, chất hóa học, lông động vật… hoặc bụi bẩn, thuốc, đồ ăn… Nhiều thống kê đã chỉ ra, trên thế giới có khoảng 30% dân số mắc viêm mũi xoang do dị ứng gây ra và thường được phân chia thành các dạng chính là: viêm xoang mũi dị ứng theo mùa, viêm nhiễn lâu năm, viêm nhiễm không thường xuyên hoặc viêm do dị ứng nghề nghiệp…
Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra trong khoảng thời gian nhất định rồi thuyên giảm dần. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn khiến sức khỏe của mọi người giảm sút hoặc có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người nên cảnh giác với các dấu hiệu mắc viêm xoang do dị ứng như sau:
– Ngứa mũi
– Hắt hơi liên tục
– Đỏ mắt
– Ngứa mắt
– Chảy nước mắt
– Chảy nước mũi
– Sốt
– Người mệt mỏi
– Chán ăn
– Đau đầu…
Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu lạ này thì mọi người cần chủ động đi khám để bác sĩ xác định bệnh lý và đưa ra phương án điều trị phù hợp, kịp thời để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, bảo toàn sức khỏe hệ hô hấp trên đúng cách.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bản chất tình trạng viêm mũi xoang dị ứng xảy ra do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các dị nguyên. Histamin là chất hóa học tự nhiên đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập cơ thể. Khi phản ứng quá mức lại dẫn tới tình trạng dị ứng đối với cơ thể, từ đó là nguồn cơn khiến mũi xoang dễ bị viêm nhiễm. Các dị nguyên thường gây ra tình trạng viêm xoang dị ứng được ghi nhận là:
– Dị nguyên trong nhà: Thường là bụi, lông động vật, lông vải, nước hoa, sữa tắm, hóa chất giặt xả, nấm mốc, đồ ăn, thuốc…
– Dị nguyên trong không khí: Thường là phấn hoa, lông động vật như sâu, bướm, bụi, khói, bụi, mùi rác thải, mưa…
– Dị nguyên từ nghề nghiệp: Bụi phấn viết bảng, hóa chất trong nhà máy, sợi vải xưởng may, lông động vật ở lò mổ, khói hương ở đền chùa, bụi xi măng ở nhà máy…
Các yếu tố này có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, khiến người bệnh dễ mắc viêm đường hô hấp trên và có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đó cũng là lý do mà người mắc viêm xoang, viêm mũi do dị ứng hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là với những người có tiền sử dị ứng, người có sức đề kháng kém…
2. Điều trị viêm xoang
Viêm xoang mũi là bệnh lý nguy hiểm và rất dễ tái phát nếu như điều trị không dứt điểm. Người bệnh cần chủ động đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho bản thân. Hiện nay, điều trị viêm mũi do dị ứng thường được áp dụng với các phương pháp chính là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
2.2. Chữa bệnh viêm xoang dị ứng bằng thuốc
Sử dụng thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng chủ yếu là chống dị ứng, kháng sinh, kháng histamin, giảm đau, hạ sốt, giảm xung huyết,… Người bệnh cần lưu ý tuần thủ phác đồ sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra để nhanh chóng khỏi bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm khó lường. Trong quá trình điều trị, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc dẫn tới các biến chứng nguy hiểm thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí.
2.3. Chữa viêm xoang dị ứng bằng phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ tổ chức bị viêm để tạo điều kiện mũi xoang phục hồi. Phẫu thuật thường áp dụng phương pháp mổ nội soi để bảo toàn thẩm mỹ cho người bệnh nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Phẫu thuật là kỹ thuật có mức độ phức tạp cao nên cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại.
3. Phòng ngừa mắc bệnh
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, mọi người nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm mũi xoang do dị ứng hoặc các bệnh lý tai mũi họng khác.
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng hoặc đã có tiền sử gây dị ứng.
– Vệ sinh mũi họng khoa học bằng các dung dịch theo khuyến cáo của bác sĩ đều đặn hằng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
– Hạn chế tới nơi đông người bởi ở những khu vực này khó kiểm soát dịch bệnh, mọi người rất dễ lây nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp.
– Sử dụng khẩu trang khi tới nơi công cộng và nên vệ sinh tay, mũi họng sạch sẽ sau khi trở về nhà.
– Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt, ăn uống nhằm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp và tiêu hóa.
– Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thấp để giảm thiểu nguy cơ mắc cảm cúm, cảm lạnh khiến mũi xoang trở nên nhạy cảm hơn.
– Vệ sinh không gian sống thường xuyên để giảm thiểu bụi bẩn, côn trùng và các tác nhân có hại gây bệnh.
– Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ nhóm chất, đa dạng thực phẩm tươi xanh để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
– Hạn chế ăn uống những thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn…
– Tiêm phòng vắc xin và chủ động thăm khám sức khỏe để kiểm soát tình trạng của bản thân và chủ động phòng ngừa các bệnh lý một cách khoa học hơn.
Viêm xoang dị ứng là nỗi lo ngại bởi bệnh khiến sức khỏe, công việc của mọi người gặp nhiều cản trở. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị tuân thủ phác đồ của bác sĩ nhằm nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.