Viêm thanh quản là tình trạng gây khàn giọng, trường hợp nặng có thể gây mất hẳn tiếng. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển thành viêm thanh quản mãn tính và có nguy cơ gây xơ dây thanh hoặc ung thư thanh quản. Vậy, bệnh có điều trị được không, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu sơ lược về bệnh viêm thanh quản mãn tính
1.1. Bệnh viêm thanh quản mãn tính là gì?
Thanh quản là một bộ phận của hệ hô hấp, nằm tại ngã ba giữa miệng và khí quản, có chức năng giúp chúng ta có thể cười nói hoặc ca hát, thì thầm hoặc la hét. Thanh quản có một lớp màng phủ để ngăn thức ăn và nước bọt xâm nhập vào bên trong thanh quản, được gọi là nắp thanh quản.
Khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus… thanh quản sẽ bị nhiễm trùng. Viêm thanh quản không quá nghiêm trọng, thường biến mất ngay sau 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể kéo dài và trở thành mãn tính. Viêm nhiễm thanh quản mãn tính thường mất nhiều thời gian điều trị hơn, thời gian bình phục cũng phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân gây bệnh, chế độ chăm sóc và sức khỏe người bệnh.
Bệnh thanh quản mãn tính không được điều trị có thể gây ra những biến chứng như:
– Nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác của đường hô hấp
– Nhiễm trùng lan sâu vào phổi gây viêm phổi, viêm phế quản
– Lâu dần, bệnh tiến triển gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân thường gặp của bệnh thanh quản mãn tính bao gồm:
– Người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất, khói bụi, chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật…)
– Người bệnh mắc chứng GERD – Chứng trào ngược dạ dày thực quản
– Người bệnh đang mắc bệnh viêm xoang mãn tính
– Người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc…
Bên cạnh đó, những nguyên nhân không phổ biến nhưng cũng góp phần gây bệnh phải kể đến là:
– Nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn gây nên
– Nhiễm trùng do nhiễm một số loại ký sinh trùng
– Người mắc bệnh ung thư
– Người bị rối loạn dây thanh quản do chấn thương
1.3. Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm thanh quản mãn tính
Người mắc bệnh thanh quản mãn tính thường có những triệu chứng điển hình như:
– Họng đau rát, khô và ngứa họng
– Khàn giọng, mất tiếng
– Ho khan hoặc ho ra máu
– Khó thở, khó nuốt
– Sốt kéo dài, tuy dùng thuốc hạ sổ nhưng không hiệu quả
– Cơn đau họng tăng dần
– Những triệu chứng ở trẻ: Thở rít, khó thở, khó nuốt, sốt cao lên đến 39,5 độ C, quấy khóc, bỏ ăn…
1.4. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính cao
– Những người bị lây bệnh: Bệnh chỉ lây khi nguyên nhân gây bệnh là nhiễm trùng. Khi người bệnh hắt xì hoặc ho sẽ làm phát tán vi khuẩn hoặc virus gây bệnh vào không trung. Những người tiếp xúc gần hít phải vi khuẩn hoặc virus sẽ bị lây bệnh.
– Những người thường xuyên phải sử dụng dây thanh quản như ca sĩ, dẫn chương trình, phát thanh viên, giáo viên…
– Những người thường xuyên phải làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, hóa chất…
– Những người bị viêm loét dạ dày, nhiều axit…
– Những người bị bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản…
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo, nhiều trường hợp không có những yếu tố trên nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
2. Các biện pháp giúp điều trị bệnh thanh quản mãn tính
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp sau:
– Hạn chế sử dụng giọng (như nói, hát, la hét) trong quá trình điều trị bệnh.
– Thực hiện điều trị tại chỗ hoặc toàn thân bằng các loại thuốc giảm viêm sưng như: men tiêu viêm, corticoid…
– Thực hiện điều trị dứt điểm các ổ viêm ở mũi họng như viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh toàn thân khác…
– Sử dụng các liệu pháp luyện giọng.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị bằng biện pháp phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không có tác dụng.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị viêm thanh quản tại nhà để tăng hiệu quả điều trị như:
– Uống nhiều nước, tránh xa rượu bia và cà phê.
– Bổ sung máy tạo độ ẩm, kết hợp ống xịt tinh dầu bạc hà.
– Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm để làm dịu cổ họng, giảm viêm sưng
– Tuyệt đối không hút thuốc lá
3. Điều trị viêm thanh quản mạn tính tại Bệnh viện Thu Cúc
– Bác sĩ giỏi trực tiếp điều trị viêm thanh quản mạn tính
– Trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn tuyệt đối giúp xác định mức độ bệnh và điều trị hiệu quả bệnh
– Quy trình khám chữa bệnh khép kín:
Bước 1: Đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện Thu Cúc.
Bước 2: Làm thủ tục thăm khám dưới sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên y tế. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Bước 3: Bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Bước 4: Người bệnh được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Bước 5: Tiến hành điều trị.
Bước 6: Kết thúc dịch vụ và tất toán ra viện.
– Chi phí khám và điều trị hợp lý: Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ đầy đủ, đúng quy định.
4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh thanh quản mãn tính
Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần lưu ý:
– Không hút thuốc, và tránh tiếp xúc với khói thuốc bởi khói thuốc làm cho cổ họng bị khô và làm cho dây thanh âm bị kích ứng.
– Hạn chế rượu, bia, cà phê và các đồ uống kích thích.
– Uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm cho cổ họng.
– Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng vì có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến ợ nóng hoặc GERD.
– Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả vào chế độ ăn uống hằng ngày để bổ sung các loại vitamin, tăng cường miễn dịch.
– Thường xuyên rửa tay, đồng thời hạn chế tiếp xúc với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp.
– Cần điều trị sớm viêm thanh quản cấp tính để bệnh không trở nặng và tiến triển thành mãn tính.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về bệnh viêm thanh quản mãn tính, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy có triệu chứng để được tư vấn và điều trị kịp thời.