Dù không phổ biến và nguy hiểm như viêm tai giữa, nhưng viêm tai ngoài gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thính lực.
Menu xem nhanh:
1. Viêm tai ngoài không chỉ là một bệnh
Bộ phận tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài, dẫn từ vành tai đến màng nhĩ. Viêm khoang tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng phủ xung quanh. Tác nhân gây viêm có thể do vi khuẩn hoặc nấm. Tùy mức độ nghiêm trọng mà bệnh có thể nhắn ngày (cấp tính) hoặc dài ngày (mạn tính).
Tuy nhiên không phải chỉ có duy nhất một bệnh lý về viêm nhiễm tai ngoài. Tùy từng vị trí, độ nguy hiểm mà hình thành các bệnh khác nhau.
Viêm ống tai
Là trường hợp viêm cấp tính hay mạn tính lớp da bao quanh ống tai ngoài. Bệnh có thể xảy xa ở nhiều lứa tuổi, tại vùng có khí hậu nóng ẩm.
Viêm khu trú tai ngoài
Là tình trạng nang lông ống tai bị nhiễm trùng. Tác nhân thường là vi trùng Staphylococcus. Người mắc bệnh này sẽ gặp các cơn đau dữ dội trong ống tai. Cơn đau tăng dần khi ấn hoặc kéo vành tai.
Viêm ác tính tai ngoài
Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất. Ống tai ngoài bị viêm nhiễm nặng, gây hoại tử các mô xung quanh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và não bộ. Trường hợp xấu nhất bệnh nhân viêm tai có thể tử vong.
2. Bắt bệnh viêm nhiễm tai ngoài như thế nào?
Viêm khoang tai ngoài có biểu hiện khá rõ ràng. Mỗi người có thể tự nhận biết dấu hiệu bệnh.
2.1. Viêm tai ngoài do đâu?
Bản chất gây nhiễm trùng tai ngoài là do các vi khuẩn (chủ yếu là Pseudomonas) sống trong nước bẩn xâm nhập vào tai, khiến tai bị nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể tiếp xúc với vi khuẩn này qua những cách sau:
– Bơi lội trong nguồn nước không vệ sinh: ao, hồ, bể bơi,…
– Đeo tai nghe không sạch sẽ
– Vệ sinh tai sai cách
– Mắc kẹt vật lạ trong tai
– Gãi tai liên tục
– Dị ứng
– Mắc các bệnh về da liễu như vẩy nến, chàm, viêm da tiết bã,…
– Mắc một số loại nấm gây viêm tai
2.2. Làm sao để phát hiện viêm nhiễm tai ngoài?
Khi có một hay nhiều biểu hiện dưới đây, người bệnh cần tới gặp bác sĩ sớm để thăm khám và điều trị bệnh lý tai ngoài đúng cách:
– Đau tai, cơn đau nhẹ hoặc đau dữ dội
– Ù tai
– Ngứa ngáy trong tai
– Tai chảy dịch
– Trong tai mọc mụn
– Khả năng nghe giảm
– Sốt
– Nổi hạch
– Nấm ống tai
– Nhọt tai
Để chắc chắn hơn về nguyên nhân và tình trạng bệnh, mọi người cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và chữa trị đúng – đủ.
3. Phòng ngừa và điều trị viêm tai ngoài như thế nào?
Do không quá nguy hiểm, nên bệnh viêm nhiễm khoang tai được phát hiện sớm sẽ dễ dàng chữa trị dứt điểm
3.1. Phương pháp chữa viêm khoang tai ngoài thường gặp
Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thăm khám phát hiện nguyên nhân và tình trạng bệnh. Phương pháp chẩn đoán thường dùng là nội soi tai, xét nghiệm mủ trong tai để tìm vi khuẩn.
Sau khi có kết quả khám, bệnh nhân được chỉ định điều trị viêm tai. Qúa trình này thường kéo dài 10-14 ngày. Các loại thuốc thường dùng là:
– Kháng sinh
– Corticosteroid giảm viêm
– Thuốc giảm đau tai: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin),…
Đồng thời, người bệnh cần chườm ấm giảm đau tai, giữ khô khoang tai cho tới khi các triệu chứng giảm dần và biến mất.
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh cũng cần chú ý kiểm tra và tái khám để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn.
3.2. Phòng ngừa viêm tai ngoài sao cho đúng?
Ngoài chữa trị đúng cách, mọi người có thể ngừa sớm nguy cơ mắc viêm khoang tai giữa bằng những biện pháp đơn giản như:
– Bơi lội tại vùng nước sạch
– Sau khi tắm hay bơi lội, làm khô nước trong ống tai bằng máy sấy hay quạt
– Sát khuẩn tai bằng thuốc nhỏ tai chuyên dụng
– Không dùng bông ngoáy tai quá nhiều làm trầy xước tai ngoài
– Lấy ráy tai tại cơ sở uy tín
– Vệ sinh tai đúng cách
– Không cho thuốc bột vào tai
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu bất thường của viêm tai, mọi người cần tới bệnh viện uy tín, thăm khám chuyên khoa để nhận tư vấn và chữa đúng phác đồ khoa học. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và chữa trị tại nhà mà không theo chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể gây tới những hệ quả nghiêm trọng. Nếu chủ quan bỏ qua có thể gây biến chứng nguy hại cho chính người bệnh, thậm chí là mất thính lực.
Như vậy, dù không quá hệ trọng, nhưng chúng ta không nên chủ quan với bệnh lý nhiễm trùng tai ngoài. Hãy đủ kiến thức để chủ động xử lý và phòng ngừa kịp thời.