Menu xem nhanh:
NGUYÊN NHÂN khiến TRẺ BỊ VIÊM HỌNG
- Bệnh viêm họng ở trẻ em chủ yếu do virus gây bệnh sau đó tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. (ảnh minh họa)
Do virus: virus xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các virus gây nên viêm họng ở trẻ như: virus cúm, virus sởi; vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu…
Do thay đổi thời tiết: Trẻ thường bị viêm họng trong những ngày đầu tiên chuyển lạnh hay nóng đột ngột, những ngày ẩm ướt, bệnh thường kéo dài một tuần, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể kéo dài lâu hơn.
Do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc, khói than,… gây cản trở hô hấp và viêm họng.
Ngoài ra, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ít vệ sinh răng miệng, họng cũng có khả năng bị viêm.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
- Trẻ bị viêm họng thường có các biểu hiện như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau mỏi toàn thân… (ảnh minh họa)
Thông thường triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm họng là đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi toàn thân…
Sau khoảng 1-2 ngày: trẻ sốt cao, lười ăn, hay quấy khóc, cổ họng sưng đau gây cảm giác khô, nóng ở cổ họng, khát nước, ho nhiều, sưng hạch ở cổ…
CÁCH CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ VIÊM HỌNG
Nếu chứng viêm họng của trẻ không đỡ, sốt cao trên 38,5 độ C hoặc có dấu hiệu bất thường, cần phải đưa trẻ đi thăm khám để được được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con. Ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Kháng sinh không những không tiêu diệt được virus gây bệnh, mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, khiến vi khuẩn kháng thuốc, nếu trẻ bị tái lại thì sẽ rất khó điều trị.
Viêm họng nhẹ, không sốt cao chưa cần phải uống hạ sốt, có thể chăm sóc trẻ tại nhà, giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân cho con. Nếu các biểu hiện của trẻ vẫn không thuyên giảm, ba mẹ hãy đưa bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi để con được chẩn đoán và xử trí tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ. Cho con súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt cho con súc họng ít nhất sáng và tối trước khi đi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ 1 tuổi bị viêm họng, thì mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt nước nhỏ mắt, mũi sinh lý NaCl 0.9 để vệ sinh mũi cho con. Đối với họng, mẹ có thể lấy gạc sạch thấm nước muối sinh lý và dơ sạch lưỡi cho trẻ.
Khi trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) cha mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng phù hợp với thời tiết để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt, có thể lau ấm cho con để giúp cơ thể bé hạ nhiệt nhanh hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: bổ sung vitamin C từ hoa quả như chuối, cam, quýt, bưởi… để tăng sức đề kháng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng bé bị mất nước do sốt viêm họng.
CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM HỌNG ở TRẺ em
Đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên qua đó các bác sĩ sẽ có những đánh giá tổng quát về sức khỏe của trẻ, bổ sung chất cho trẻ để tăng sức đề kháng cho con.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể cho bé, mẹ hãy dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài và cả khi tiếp xúc với các đồ vật bẩn. Người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ để tránh lây truyền vi khuẩn cho trẻ. Không tắm cho bé ngay sau khi bé vận động nhiều hoặc đổ nhiều mồ hôi điều này dẫn đến thân nhiệt thay đổi đột ngột gây ra viêm họng hoặc cảm lạnh ở trẻ.Vệ sinh đồ chơi, chăn, gối, màn và các vật dụng trẻ hay dùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió mạnh hay nhiệt độ thay đổi đột ngột. Khi ngủ nên cho quạt ở ngoài màn để cản bớt gió, nhiệt độ điều hòa nên duy trì ở mức 24-26 độ C, tránh sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài phòng. Không nên để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh, nếu nóng quá sẽ tiết mồ hôi, mồ hôi không được thoát ra ngoài sẽ hấp thu ngược và gây nên viêm họng.