Vacxin bại liệt uống hay tiêm đều có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi khả năng mắc bệnh bại liệt. Tuy nhiên, cả 2 loại vắc xin này vẫn tồn tại những điểm khác nhau về: thành phần vắc xin, phác đồ tiêm chủng, một số lưu ý khác,…Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này cha mẹ nhé.
Menu xem nhanh:
1. So sánh 2 loại vắc xin bại liệt dạng uống và dạng tiêm
Bệnh lý bại liệt là một loại bệnh có tính chất lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người lành rất nhanh. Sau khi virus bại liệt (Polio) xâm nhập vào bên trong cơ thể, chúng sẽ tạo nên các tổn thương tại vị trí hệ thống thần kinh trung ương. Những vị trí tổn thương này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể. Con người khi mắc bệnh lý bại liệt sẽ có thể mang những di chứng về vận động: liệt chi, liệt mềm,..không thể hồi phục, từ đó gây tàn tật suốt đời.
1.1. Vacxin bại liệt uống hay tiêm giống nhau ở điểm nào?
Các loại vắc xin bại liệt được nghiên cứu và sản xuất ra có tác dụng chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này hiện nay đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng rộng rãi tại các trung tâm y tế, cơ sở tiêm chủng lớn, nhỏ trên cả nước.
Theo đó, vắc xin bại liệt dạng uống và vắc xin bại liệt dạng tiêm đều có chung tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, chúng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Quá trình đáp ứng miễn dịch thông thường sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần.
1.2. Vacxin bại liệt uống hay tiêm khác nhau như thế nào?
Mặc dù cùng đem lại mục đích bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, 2 loại vắc xin bại liệt uống hay tiêm vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đó là:
1.2.1. Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng uống (OPV)
Vắc xin bại liệt dạng uống là loại vắc xin sống giảm độc lực. Khi bào chế ra loại vắc xin này, nhà sản xuất đã lấy các virus bại liệt còn sống nhưng đã bị suy yếu, kết hợp với các hỗn dịch khác để tạo nên một liều vắc xin bại liệt hoàn chỉnh.
Mũi tiêm phòng bại liệt đường uống này được áp dụng ở trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Trẻ có thể bắt đầu uống vắc xin này khi đủ 2 tháng tuổi trở lên.
Vắc xin bại liệt OPV cũng được chia thành 2 loại đó là:
– Vắc xin tOPV: chứa 3 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt.
– Vắc xin bOPV: chứa 2 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt là tuýp 1 và 3. Có tác dụng thay thế cho vắc xin tOPV trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
1.2.2. Vắc xin phòng tránh bại liệt dạng tiêm (IPV)
Khác với vắc xin bại liệt đường uống, vắc xin bại liệt dạng tiêm được bào chế từ những con virus bại liệt đã chết (dạng bất hoạt). Do đó, virus bại liệt dạng tiêm này hoàn toàn có thể áp dụng tiêm phối hợp cùng một số loại vắc xin khác.
Vắc xin dạng tiêm IPV có chứa cả 3 loại kháng nguyên bại liệt là: tuýp 1,2 và 3.
Ngoài ra, hiện nay có 1 loại vắc xin bại liệt dạng tiêm được áp dụng rộng rãi trong tiêm chủng dịch vụ đó là vắc xin bại liệt kết hợp (6in1). Loại vắc xin này được bào chế với tác dụng vừa bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt, mà còn giúp cơ thể phòng tránh được thêm một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như:
– Vắc xin 6in1: phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, viêm gan B.
2. Nên lựa chọn sử dụng vắc xin dạng uống hay dạng tiêm?
Việc lựa chọn cho trẻ tiêm chủng dạng vắc xin bại liệt nào là tùy thuộc vào nhu cầu, cũng như điều kiện của mỗi cha mẹ. Cả 2 loại vắc xin dạng uống hay tiêm đều đem lại tác dụng phòng bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm chủng loại vắc xin phối hợp, thì không chỉ phòng được bệnh bại liệt mà còn có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh, cha mẹ cũng cần lưu ý tiêm chủng đúng theo phác đồ tiêm phù hợp với độ tuổi, cũng như tuân thủ theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Nên tuân thủ lịch tiêm chủng bại liệt ra sao để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu?
Hiện nay, các loại vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm đều chỉ khác nhau ở thành phần kháng nguyên giúp phòng bệnh. Do đó, để phòng bại liệt hiệu quả, cha mẹ nên chú ý tiêm chủng cho trẻ theo phác đồ tiêm như sau.
Đối với vắc xin bại liệt tiêm và uống thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng:
– Trẻ cần uống và tiêm tổng cộng 4 lần.
– Liều uống vắc xin bại liệt 1,2,3 sẽ tương ứng với lúc trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi.
– Liều tiêm vắc xin bại liệt thứ 4 sẽ được thực hiện khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.
Đối với vắc xin bại liệt dạng phối kết hợp thuộc Tiêm chủng dịch vụ (vắc xin 6in1):
– Trẻ cần tiêm tổng 4 mũi.
– Mũi 1,2,3 sẽ cần tiêm khi trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi.
– Mũi 4 (mũi nhắc lại) cần tiêm khi trẻ đủ 16 tháng tuổi trở lên.
4. Cần lưu ý gì khi chuyển đổi vắc xin bại liệt từ dạng uống sang dạng tiêm?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vắc xin dạng uống (OPV) có tác dụng phòng được 2 tuýp bại liệt là tuýp 1 và tuýp 3. Mặc dù tỉ lệ virus có khả năng biến đổi, lây bệnh ở cộng đồng được ghi nhận rất nhỏ tuy nhiên vẫn tồn tại những trường hợp bị mắc bệnh bại liệt do virus thuộc tuýp 2. Do đó, trẻ thường sẽ được sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống trước sau đó mới chuyển đổi sang vắc xin dạng tiêm.
Vắc xin dạng bOPV cũng chống chỉ định sử dụng đối với trẻ có tiền sử dị ứng, mẩn ngứa với các thành phần của vắc xin, hoặc đã từng xảy ra các phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin.
Do đó, trước khi thực hiện tiêm phòng vắc xin bại liệt, trẻ cũng cần được khám sàng lọc trước tiêm cẩn thận, kỹ càng.
Sau khi sử dụng vắc xin bại liệt, một số phản ứng, tác dụng phụ sẽ có thể xảy ra như: sốt, sưng đỏ, đau ở vị trí tiêm, quấy khóc,…Cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe sau tiêm của trẻ sát sao, để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng lạ, bất thường ngoài những phản ứng thông thường kể trên.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện có sẵn vắc xin bại liệt dạng kết hợp, cùng các gói tiêm chủng cho trẻ em và người lớn, đáp ứng mọi nhu cầu phòng bệnh toàn diện của khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch khám sàng lọc trước tiêm với bác sĩ nhé.