Những điều mẹ cần biết trước khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm phòng bại liệt cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước căn bệnh bại liệt cực kỳ nguy hiểm. Vậy bố mẹ cần biết những gì trước khi tiến hành tiêm chủng cho trẻ, cùng theo dõi bài viết này của Thu Cúc TCI để có thêm những thông tịn hữu ích về vaccine bại liệt nhé!

1. Mẹ cần nắm những thông tin cơ bản về vaccine bại liệt

1.1. Vì sao cần phải tiêm vaccine phòng bại liệt cho trẻ?

Vaccine bại liệt là một loại vaccine được sử dụng để bảo vệ chống lại bệnh bại liệt, một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus bại liệt. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, liệt cơ và trong một số trường hợp nặng hơn sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Mẹ cần biết gì khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Vaccine phòng bệnh bại liệt có 2 dạng gồm dạng uống và dạng tiêm

Việc tiêm vaccine bại liệt là cực kỳ quan trọng vì nó giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt. Việc tiêm vaccine bại liệt cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus bại liệt, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Ở Việt Nam, vào những năm chưa có vaccine phòng bệnh thì bệnh bại liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Chính từ việc uống vaccine phòng bệnh được triển khai rộng rãi và duy trì trong nhiều năm liền với tỉ lệ >90%. Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.

Mặc dù đã thanh toán được bệnh bại liệt, nhưng với bối cảnh virus vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia khiến nguy cơ lây truyền vẫn còn hiện hữu. Chính vì thế, duy trì hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh bại liệt là điều cực kỳ cần thiết cho tới khi bệnh này được thanh toán hoàn toàn trên phạm vi toàn cầu.

1.2. Đối tượng nào cần tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt?

Đối tượng trẻ em cần tiêm vaccine bại liệt là tất cả trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Đây là độ tuổi mà trẻ em có nguy cơ cao nhất mắc bệnh bại liệt. Tuy nhiên, những người lớn và trẻ em trên 5 tuổi cũng nên tiêm vaccine bại liệt nếu họ chưa từng được tiêm hoặc không được tiêm đầy đủ.

1.3. Những loại vaccine phòng bại liệt hiện nay

Hiện nay, để phòng ngừa bệnh bại liệt, có 3 loại vắc xin phổ biến:

– Vaccine bại liệt đường uống OPV: Đây là loại vắc xin sống giảm độc lực dạng uống chứa virus bại liệt sống đã làm suy yếu. Vaccine này giúp kích thích cơ thể sản xuất miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh bại liệt. Trẻ em thường được tiêm vaccine này khi đủ 2,3 và 4 tháng tuổi.
Loại vaccine này nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Những thông tin mẹ cần biết khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vaccine

– Vaccine bại liệt đường tiêm IPV: Đây là loại vắc xin bất hoạt dạng tiêm chứa virus bại liệt đã bị tiêu diệt (sau khi xử lý). Khi tiêm vắc xin này, cơ thể sẽ sản xuất miễn dịch để phòng ngừa bệnh bại liệt. Trẻ em từ 5 tháng tuổi trở lên được tiêm vắc xin IPV, đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ năm 2018.

– Vaccine phòng bệnh bại liệt phối hợp: Tại các điểm tiêm phòng dịch vụ, trẻ em có thể được tiêm các loại vắc xin phối hợp có thành phần ngừa bệnh bại liệt. Các loại vắc xin phối hợp này bao gồm:

Vaccine 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6in1 Hexaxim (Pháp): Ngừa được 6 bệnh bao gồm bại liệt, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra.

Vaccine Tetraxim (Pháp): Ngừa được 4 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván.

2. Phác đồ tiêm chủng vaccine bại liệt cho trẻ

– Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm: uống 3 liều vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi và tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV) khi trẻ 5 tháng tuổi.

– Đối với tiêm phòng dịch vụ, các mũi tiêm chứa thành phần bại liệt bao gồm vắc xin 6 in 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6 in 1 Hexaxim (Pháp) và vắc xin phòng 4 bệnh Tetraxim (Pháp). Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi chính từ 2, 3, 4 tháng tuổi và mũi tiêm nhắc lại khi trẻ đạt 16 đến 18 tháng tuổi.

3. Những trường hợp mà mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng bại liệt cho trẻ

3.1. Trước khi tiêm vaccine

– Mẹ hạn chế cho trẻ bú/ ăn quá no

– Mang theo các loại giấy tờ và sổ tiêm chủng của trẻ

– Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ nhằm hạn chế xảy ra tình trạng nhiễm trùng

– Bố mẹ cần trao đổi kỹ lưỡng và đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ với bác sĩ

– Mẹ cần báo cho bác sĩ biết những phản ứng sau tiêm (nếu có) ở những mũi tiêm trước của trẻ để kịp thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

3.2. Sau khi tiêm tiêm vaccine phòng bại liệt cho trẻ

– Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại khoảng 30p để theo dõi những phản ứng sau tiêm của trẻ, phòng trường hợp bị sốc phản vệ.

– Khi về nhà, tiếp tục theo dõi tình hình trẻ để sớm phát hiện những hiện tượng bất thường.

Những thông tin cần biết trước khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có đầy đủ các gói tiêm chủng tương ứng với từng độ tuổi.

– Trẻ có thể sẽ bị sưng đỏ hoặc nổi cục cứng ở vị trí tiêm. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ nên quan sát tiếp trong vòng 24h kết hợp chườm nóng để vết tiêm giảm tình trạng sưng, tấy.

3.3. Nên đưa trẻ đi bệnh viện khi nào?

– Nếu phát hiện trẻ sốt >39 độ, kéo dài trên 2 ngày

– Có hiện tượng co giật, chân tay lạnh ngắt

– Trẻ quấy khóc, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hiệu quả

– Vết tiêm sưng to

3.4. Một số trường hợp không nên tiêm phòng

Vaccine bại liệt là một trong những loại vaccine quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ không được tiêm hoặc phải hoãn tiêm vaccine bại liệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

– Trẻ em dưới 6 tuổi bị sốt hoặc bệnh nhiễm trùng nặng nề không nên tiêm vaccine bại liệt.

– Trẻ có tiền sử dị ứng đối với thành phần của vaccine bại liệt cũng không nên tiêm vaccine này. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp phòng ngừa thích hợp cho trẻ.

– Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh hoặc đang điều trị bằng corticosteroid, bố mẹ cần phải thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vaccine bại liệt.

– Khi trẻ đã tiêm một liều vaccine bại liệt nhưng có các phản ứng nghiêm trọng thì không nên tiêm liều tiếp theo cho đến khi được bác sĩ khám và tư vấn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Thu Cúc TCI , mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích trước khi tiến hành tiêm phòng bại liệt cho trẻ. Nếu còn những thắc mắc nào liên quan đến chủ đề tiêm phòng, mẹ hãy liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital