Vắc xin cúm là “tấm khiên” phòng bệnh rất cần thiết đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra làn sóng tái bùng phát trên toàn cầu. Vậy vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu và cần lưu ý những gì trước khi tiêm phòng cúm?
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh cúm
Cúm là căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ em tới người già. Khi mắc cúm nghĩa là người bệnh đã nhiễm virus cấp tính đường hô hấp. Bệnh cúm thường kèm theo các biểu hiện dễ thấy như sổ mũi, đau đầu, ho, đau mỏi cơ, đau họng….1 số trường hợp kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng đến tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, những triệu chứng này rất hay xảy ra ở trẻ em.
Bệnh cúm thường diễn biến nhẹ và có thể tự hồi phục trong vòng từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính liên quan đến hô hấp, hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ tiến triển bệnh nặng hơn như viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, hen phế quản
Có 2 loại virus cúm là virus cúm A và cúm B, các loại virus trên thường lây lan từ người sang người và là nguyên nhân gây ra các đợt dịch cúm mùa hàng năm.
2. Khái niệm vắc xin cúm
Vắc xin cúm là vắc xin chống lại sự xâm nhập của các chủng virus cúm. Tiêm phòng cúm hàng năm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm cúm cũng như các biến chứng nặng dẫn đến nhập viện hoặc tử vong.
Vắc xin cúm hoạt động bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm. Khi virus tiếp xúc với cơ thể, các kháng thể này sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt virus, hoặc trung hòa virus giúp giảm khả năng lây nhiễm bệnh và hạ chế các biến chứng nặng nếu cơ thể không may bị nhiễm virus. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể sẽ yếu dần theo thơi gian, đồng thời các chủng virus cúm cũng biến đổi liên tục, vì vậy mà vắc xin phòng cúm luôn được cập nhật và thay đổi theo mỗi năm để đối phó với chủng virus đang hiện hành. Bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm để việc phòng ngừa đạt kết quả tốt nhất.
3. Lí do cần tiêm phòng cúm mùa
Trong quá khứ, virus cúm mùa từng là loại virus gây nên đại dịch khủng khiếp với tốc độ lây lan chóng mặt, là thủ phạm giao rắc sự tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Bệnh cúm sẽ không có cách nào biến mất hoàn toàn mà sẽ luôn rình rập và tấn công con người ngay khi có cơ hội, virus cúm có thể phát tán rất nhanh qua đường hô hấp.
Theo CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 650 ngàn người trên thế giới tử vong vì bệnh cúm mùa, khoảng 10 triệu ca nhập viện vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, số ca mắc cúm thường gia tăng mạnh nhất vào các thời điểm giao mùa. Nghiêm trọng hơn, hầu hết người bệnh đều chủ quan, chữa trị không theo chỉ định bác sĩ khiến cho tình hình bệnh diễn tiến xấu đi, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa… thậm chí gây đau tim và tử vong.
4. Đối tượng chống chỉ định tiêm phòng cúm
Hầu hết tất cả mọi người đều tương thích với vắc xin phòng cúm, tuy nhiên có một vài trường hợp không được tiêm gồm:
– Chống chỉ định với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
– Người có tiền sử dị ứng mức độ nặng, phản ứng quá mẫn cảm nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.
– Một số đối tượng cần thận trọng và theo dõi sát sao sau khi chích ngừa cúm như: Người bị dị ứng với trứng, người mắc hội chứng GBS ( bệnh liệt nặng), người đang bị sốt hoặc sốt cao, và người đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị các bệnh lí nhiễm trùng cấp tính.
5. Những cơ chế hoạt động của vắc xin phòng cúm
5.1 Vắc xin cúm bất hoạt
Virus cúm sau khi được nuôi cấy sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Tuy đã chết nhưng kháng nguyên của virus vẫn hoạt động và hệ miễn dịch của cơ thể vẫn tạo ra kháng thể để chống lại bệnh, đây được gọi là virus cúm đã bất hoạt.
Vắc xin phòng cúm bất hoạt được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng trở lên, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính. Hiện nay đa phần các loại vắc xin phòng cúm được sử dụng tại Việt Nam đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt. Sau khi tiêm, cơ thể có thể xuất hiện các phản ứng phụ như: sổ mũi, sốt nhẹ, sưng nhẹ tại khu vực tiêm….Các triệu chứng đều không đáng lo ngại và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
5.2 Vắc xin cúm tái tổ hợp
Đây là loại vắc xin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp, nghĩa là không cần đến virus cúm, đồng thời không dùng đến trứng trong quá rình sản xuất. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh miễn dịch, cơ thể sau khi chịu sự kích thích của kháng nguyên sẽ sản xuất ra kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể.
Vắc xin tái tổ hợp hiện có giá thành khá cao và đòi hỏi điều kiện bảo quản cực kì nghiêm ngặt.
5.3 Vắc xin sống giảm độc lực
Vắc xin sống giảm độc lực được điều chế từ chính virus gây bệnh. Những virus này đã được làm cho yếu đi ( giảm độc lực) bằng cách nuôi cấy lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho khả năng thích nghi và phát triển trong tế bào của virsus giảm dần, cho đến khi đảm bảo an toàn để sản xuất vắc xin cho con người.
Việc sử dụng vắc xin sống giảm độc lực bản chất chính là đưa 1 liều virus rất nhỏ (đã giảm độc lực) vào cơ thể con người, để chúng nhân rộng và tạo ra một “đội quân” đủ khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể. Vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin tạo được miễn dịch hiệu quả nhất, tuy nhiên một số loại vắc xin vẫn cần tiêm nhắc lại để củng cố sự đáp ứng miễn dịch.
6. Vắc xin phòng cúm mang lại hiệu quả trong bao lâu?
Theo thống kế của WHO, các loại vắc xin cúm đều được chứng minh có hiệu quả giảm thiểu triệu chứng cúm lên tới 60% và giảm tỉ lệ tử vong đến 70%. Tuy nhiên, virus cúm thường đột biến liên tục theo chu kì năm vì vậy hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm để hiệu quả bảo vệ của vắc xin đạt kết quả tốt nhất.
Sau khi tiêm phòng cúm, cần mất khoảng 2 tuần để vắc xin có thể tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm.
7. Các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm
7.1 Phản ứng hay xuất hiện
Thông thường các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm thường nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau 1 – 2 ngày các triệu chứng sẽ dần biến mất.
– Phản ứng tại khu vực tiêm: nổi ban đỏ, sưng nhẹ, sờ có nốt cứng.
– Phản ứng toàn thân: Sốt, sổ mũi, đau đầu, ra mồ hôi, đau mỏi cơ…
7.2 Phản ứng sốc phản vệ sau tiêm
Khi gặp các triệu chứng sốc phản vệ dưới đây, người tiêm cần tới ngay bệnh viện gần nhất để được xử lí kịp thời:
– Sốt cao, xuất hiện co giật
– Đau bụng, nôn mửa
– Huyết áp tụt nhanh dẫn đến ngất lịm
– Gặp khó khăn trong việc hô hấp, thở khó, thở rít
Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn về các gói tiêm chủng tại Thu Cúc TCI, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được giải đáp.