Bại liệt là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Do đó, tiêm chủng vắc xin bại liệt đầy đủ các mũi và theo đúng phác đồ sẽ giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng khó lường.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh lý bại liệt
1.1. Khái niệm và biến chứng của bệnh lý bại liệt là như thế nào?
Bại liệt là một trong những loại bệnh có khả năng truyền nhiễm và rất dễ lây lan qua con đường hệ tiêu hóa. Virus bại liệt (Polio) được phân chia thành 3 tuýp đó là: tuýp 1, 2 và tuýp 3.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus bại liệt sẽ tấn công trực tiếp vào khu vực hệ thần kinh trung ương, làm gây ra những tổn thương nhất định cho các tế bào ở khu vực thần kinh vận động.
Một số biểu hiện đặc trưng khi mắc bệnh bại liệt đó là: viêm tủy xám dạng thui chột, bại liệt không liệt, liệt mềm các phần cơ khác nhau trong cơ thể,…
Virus bại liệt chủ yếu xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường phân – miệng hoặc thông qua con đường hô hấp. Virus lúc này trú ngụ ở khu vực niêm mạc phần hầu họng, cũng như niêm mạc đường tiêu hóa. Sau khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tấn công vào các hạch bạch huyết ở vùng cổ và phần mạc treo ruột, lan dần sang hệ thống dưới nội mô.
Nếu bệnh bại liệt không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng gây ra một loạt các tốn thương thần kinh đặc biệt nghiêm trọng đó là:
– Hiện tượng tăng lão hóa có thể kéo dài cả cuộc đời.
– Gây ảnh hưởng tới khả năng vận động lâu dài của người bệnh.
– Suy giảm chức năng của các tế bào bên trong cơ thể.
– Viêm màng não, liệt tứ chi, liệt mềm kéo dài suốt cuộc đời.
1.2. Tình trạng xảy ra bệnh lý bại liệt ở Việt Nam? Biện pháp kiểm soát bệnh lý bại liệt?
Theo các thống kê, tại Việt Nam, bệnh bại liệt là 1 trong những bệnh gây ra nhiều trường hợp tử vong và để lại di chứng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin là biện pháp tối ưu và có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng này.
Bên cạnh việc tiêm chủng vắc xin đường tiêm, vắc xin bại liệt đường uống cũng được đưa vào áp dụng rộng rãi trên cả nước. Chính những việc làm này đã giúp Việt Nam duy trì được thành quả kiểm soát bệnh lý bại liệt, đặc biệt là với đối tượng trẻ em.
2. Những thông tin quan trọng về vắc xin phòng bệnh bại liệt
2.1. Vắc xin bại liệt có mấy loại? Đặc trưng của những loại này?
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bại liệt được sử dụng rộng rãi đó chính là: vắc xin phòng bại liệt đơn độc và vắc xin phòng bại liệt dạng kết hợp.
2.1.1. Vắc xin phòng bại liệt dạng đơn độc
Vắc xin phòng bại liệt đơn độc bao gồm 2 loại là: vắc xin phòng bại liệt dạng uống và vắc xin phòng bại liệt dạng tiêm. Cả hai loại vắc xin này đều có tác dụng giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật do virus gây ra. Tuy nhiên 2 loại vắc xin này vẫn tồn tại điểm khác nhau nhất định:
– Vắc xin phòng bại liệt dạng uống: là dạng vắc xin được bào chế dưới dạng vắc xin giảm độc lực, chứa các virus bại liệt còn sống những đã bị suy yếu đi. Vắc xin phòng bại liệt đường uống này có chứa 3 tuýp kháng nguyên bại liệt gồm: 2 chủng tuýp 1 và 1 chủng tuýp 3 (polio 1,3).
– Vắc xin phòng bại liệt dạng tiêm: là dạng vắc xin được bào chế dưới dạng vắc xin bất hoạt, chứa các virus bại liệt đã chết. Vắc xin phòng bại liệt đường tiêm này có chứa kháng nguyên thuộc tuýp 2.
2.1.2. Vắc xin phòng bại liệt dạng kết hợp
Bên cạnh loại vắc xin phòng bại liệt dạng đơn độc, hiện nay các nhà sản xuất cũng sản xuất thêm các loại vắc xin phòng bại liệt dạng kết hợp đó là: vắc xin 6in1 phòng ngừa 6 bệnh bao gồm: bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, các bệnh gây ra do vi khuẩn Hib.
2.2. Nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng nào?
Hiện nay cả 2 loại vắc xin phòng bại liệt kể trên được triển khai tương ứng với 2 hình thức tiêm chủng đó là: tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Đối với hình thức tiêm chủng mở rộng thì sẽ áp dụng loại vắc xin phòng bại liệt dạng đơn độc (bao gồm cả đường tiêm và đường uống). Cả 2 hình thức đường tiêm và đường uống này đều đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh như nhau. Do đó, tùy thuộc vào lịch tiêm chủng và chỉ định của bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng mà cha mẹ lựa chọn tiêm cho con vắc xin phòng bại liệt theo dạng nào.
Đối với hình thưc tiêm chủng dịch vụ thì sẽ áp dụng loại vắc xin phòng bại liệt dạng kết hợp. Khi sử dụng vắc xin dạng kết hợp này, trẻ sẽ vừa được phòng bệnh bại liệt mà lại vừa có kháng thể của nhiều các căn bệnh nguy hiểm khác.
Do đó, lựa chọn vắc xin phòng bại liệt ở dạng nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện gia đình cũng như nhu cầu, lựa chọn, mong muốn của mỗi cha mẹ.
3. Phác đồ tiêm chủng bại liệt cho trẻ
3.1. Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bại liệt đối với tiêm chủng mở rộng
Hiện nay đối với chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin bại liệt sẽ được thực hiện theo lịch như sau:
– Uống đủ 3 liều vắc xin phòng bại liệt vào thời điểm trẻ 2 – 3 – 4 tháng tuổi.
– Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi thì trẻ sẽ được tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng bại liệt.
3.2. Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bại liệt đối với tiêm chủng dịch vụ
Lịch tiêm chủng vắc xin kết hợp (vắc xin 6in1) cụ thể như sau;
– Tiêm 3 mũi. Các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần.
– Mũi tiêm nhắc lại (sau mũi 03) ít nhất 12 tháng.
Với mục đích bảo vệ sức khỏe con người trước sự tấn công của các loại bệnh lý nguy hiểm, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cộng đồng, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI triển khai đầy đủ các gói tiêm chủng tương ứng với từng độ tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ tiêm chủng đầu ngành, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng và dịch tễ, sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng về các vấn đề tiêm chủng. Nếu bạn cũng đang cần tư vấn thêm thông tin về các mũi tiêm hay cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất nhé.