Ung thư máu có sinh con được không là thắc mắc chung của rất nhiều người, bởi hiện nay căn bệnh này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm người và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao hơn.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư máu
Ung thư máu là một căn bệnh ung thư ác tính mà khi đó, lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến. Thông thường, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên nếu gia tăng đột biến so với số lượng thì nó sẽ gây hại và làm phá hủy các hồng cầu khiến người bệnh bị thiếu máu và dẫn đến tử vong.
Ung thư máu là căn bệnh không tạo u/ung bướu. Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này, tuy nhiên điều này có thể do di truyền hoặc do ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể do mắc một số bệnh như hội chứng Down, do virus, hay một số bệnh về máu…
Ung thư máu có nhiều dấu hiệu khá giống với một số căn bệnh ốm sốt thường gặp , dễ khiến người bệnh nhầm lẫn và bỏ qua. Chính vì thế, mọi người đừng coi thường mà hãy đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp…
- Thường xuyên mệt mỏi, yếu sức, da nhợt nhạt, thiếu sức sống
- Xuất hiện các đốm đỏ trên da
- Đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ
- Biếng ăn, giảm cân
- Dễ bị nhiễm trùng
- Trên cơ thể xuất hiện các hạch một cách bất thường
- Khó cầm máu, khả năng đông máu giảm, dễ bị chảy máu cam, dễ bị bầm tím
2. Các giai đoạn của bệnh ung thư máu
- Giai đoạn 1: Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng của số lượng lympho. Nếu phát hiện ở giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi khá cao vì ung thư chưa lây lan sang các bộ phận khác.
- Giai đoạn 2: Ung thư máu lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Khả năng chữa trị gặp nhiều khó khăn, bởi các cơ quan khác đã bị xâm lấn. Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn, sự phát triển của lympho ở giai đoạn này cũng tăng cao.
- Giai đoạn 3: Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến thiếu máu, giai đoạn này đã có ít nhất 2 cơ quan bị xâm lấn, không những thế ung thư vẫn có thể tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối và rất nguy hiểm, nếu tiểu cầu giảm nhanh chóng, ung thư lây lan đến phổi, thiếu máu có biểu hiện cấp tnhs. Tỷ lệ sống không cao.
Vậy nên để đảm bảo sức khỏe ngay khi có những dấu hiệu bất thường các bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và kịp thời xử trí những bất thường.
3. Ung thư máu có sinh con được không?
Theo các bác sĩ sản khoa, ngưng điều trị bệnh đến hai năm thì vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên để sinh con thành công và an toàn cho cả mẹ lẫn còn, các mẹ nên tìm hiểu kỹ tình trạng sức khỏe của mình.
Nếu đang điều trị ung thư, người bệnh nên chủ động ngừa thai, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng nên chủ động ngừa thai do nhiều thuốc hóa trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng.
Nếu có thai khi đang tiến hành điều trị bệnh, người bệnh cần phải báo với bác sĩ để tìm cách xử trí tốt nhất. Hiện chưa có hướng dẫn chế độ theo dõi đặc biệt cho thai kỳ của những người mẹ bị ung thư, cơ bản vẫn là theo dõi định kỳ theo lịch phối hợp của bác sĩ sản khoa và bác sĩ ung thư. Tùy từng thể trạng sức khỏe cũng như giai đoạn của bệnh các bác sĩ sẽ chọn cách tốt nhất để điều trị cho người bệnh.
Ung thư máu có sinh con được không cùng với những chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp thêm cho các mẹ bầu những kiến thức hữu ích. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm
>> Bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không?
> Mẹ bị HIV con có bị không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc