U vùng hàm mặt và những cảnh báo

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

U nang và khối u ở vùng hàm mặt là tình trạng khá hiếm người gặp phải. Tuy nhiên, nếu những trường hợp này nếu không được phát hiện, điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng. Bài viết sau sẽ giúp ta tìm hiểu về u vùng hàm mặt và những cảnh báo nguy hiểm từ tình trạng này.

1. Thế nào là u vùng hàm mặt?

U nang và khối u ở vùng miệng chính là những tổn thương trong quá trình phát triển xương hàm hay các mô mềm ở vùng miệng, mặt. Những trường hợp u này sẽ bao gồm:

– U nang giống như bọc chứa đầy chất lỏng bên trong.

– Khối u lành tính có thể phát triển chậm hoặc nhanh.

– Khối u ác tính.

u vùng hàm mặt

U ở vị trí hàm mặt là tổn thương từ quá trình phát triển xương hàm hay mô mềm ở vùng miệng, mặt

1.1 U nang vùng hàm mặt

U nang chính là một túi được hình thành trong xương hay mô mềm, có thể chứa chất lỏng. Cho tới hiện nay có khá nhiều loại u nang khác nhau. Những u nang này cần được loại bỏ để tránh theo thời gian, chúng sẽ phát triển và có thể gây hại. Những u nang ở kích thước rất lớn có thể gây suy yếu xương hàm dưới thậm chí là gãy xương. Răng ở bên cạnh của u nang lớn có thể bị lỏng lẻo, lung lay và dần dịch chuyển ra xung quanh. Ở một số trường hợp, u nang thậm chí có thể gây phá hủy cấu trúc răng, chân răng bị tiêu hủy.

1.2 Khối u vùng hàm mặt

Khối u là trạng thái khối rắn hay bán rắn ở trong xương hoặc mô mềm. Chúng được tạo nên từ những tế bào khác so với tế bào thường thấy ở vị trí đó. Cho tới hiện tại, một số loại khối u mô mềm có thể được thấy ở trên môi, má, sàn miệng hay nướu. Trước khi điều trị, ta cần được sinh thiết để xác minh tình trạng u lành tính hay ác tính. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để điều trị. Những khối u khác nhau sẽ đòi hỏi về phác đồ điều trị khác nhau.

2. Những nguyên nhân hình thành u vùng hàm mặt

Nguyên nhân hình thành u vùng hàm mặt tới nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Có nhiều yếu tố có thể phát triển tới tình trạng này. Một số nguyên nhân thường gặp như yếu tố di truyền hay những tác nhân tại chỗ với nguồn gốc từ răng hoặc không do răng. Nếu không bắt nguồn từ răng, khối u ở xương hàm có thể là các dạng: U xương xương hàm, u xơ xương hàm, u máu xương hàm, u sụn, …

3. Dấu hiệu nhận biết u ở vùng hàm mặt

3.1 Dấu hiệu lâm sàng

Khác với u nang xương hàm, u nang mô mềm có trọng tâm là những triệu chứng lâm sàng. U nang mô mềm thường phát triển chậm và được phân chia rõ ràng. Những u nang này sẽ sưng nhưng không đau và từ mật độ mềm tới đàn hồi.

Đau hay những phản ứng viêm khác thường chỉ xảy ra khi bị nhiễm trùng thứ phát của u nang hoặc lỗ rò. Khi khám ta sẽ thấy khối sưng lùng nhùng hoặc giới hạn rõ. Sờ ta sẽ cảm giác mềm, chắc và có sự di động.

3.2 Dấu hiệu cận lâm sàng

Để có thể thu thập thêm những thông tin về u hàm hay u nang, ta sẽ cần xét nghiệm trước khi điều trị. Đối với cận lâm sàng sẽ dựa theo phim chụp X-quang cơ bản cùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Chụp tuyến nước bọt cản quang để giúp chẩn đoán những u nang nằm ở tuyến nước bọt lớn. Cùng với đó, việc sinh thiết, lấy mẫu tế bào u để phân tích cũng sẽ được thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng những thông tin từ kết quả chụp để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.

4. Cách phân biệt giữa u ác tính và lành tính

có u vùng hàm mặt

U ác tính thường gây phát triển to, xâm lấn

U lành tính sẽ có ranh giới rõ rệt, không thay đổi hoặc có thì sẽ lớn lên rất chậm. U thường không xâm lấn vào những mô lan cận cũng không di căn sang nơi khác. Những khối u ác tính thì thường không có ranh giới rõ ràng . Chúng xâm lấn vào những mô xung quanh. Khi lớn lên, u này sẽ tàn phá cơ thể với tốc độ nhanh, di căn đến những cơ quan khác khi ở giai đoạn cuối. Đa phần bệnh nhân khi gặp u ác tính không chết vì ung thư mà do suy kiệt sức khỏe toàn diện.

Để có thể phân biệt u lành tính và ác tính, ta cần nhờ tới giải phẫu bệnh lý để có kết quả chính xác. Cụ thể, ta cần giải phẫu để tiến hành lấy một ít mô của khối u và làm sinh thiết. Sinh thiết sẽ được sử dụng để chẩn đoán với mức độ chính xác tới 95%. Cùng với đó, xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán khối u dựa theo các chỉ số ung thư.

Hiện tại, tỷ lệ bị ung thư trong dân số chiếm khoảng 2-3/1000 và ung thư vùng hàm mặt chiếm khoảng 5-10% trên tổng số ca. Như vậy có thể thấy số người mắc ung thư vùng hàm mặt khá hiếm.

5. Phương pháp điều trị u hàm mặt lành tính

u hàm mặt

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, ta cần tới thăm khám với bác sĩ ngay

Nếu như u lành tính được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ triệt để và tạo hình nhằm phục hồi. Trường hợp khối u quá lớn thì cần chú ý phẫu thuật mang tính cắt bớt để có thể phục hồi chức năng cùng tính thẩm mỹ. Ở giai đoạn đó, ta sẽ không đặt phẫu thuật triệt để được. Nguyên hân là bởi u lan rộng, không rõ ranh giới. Bên cạnh đó, phẫu thuật tổ chức u này sẽ dễ bị chảy máu, khó cầm máu.

Khi ta phát hiện có dấu hiệu nào bất thường ở khu vực hàm mặt thì cần tới thăm khám với bác sĩ ngay. Nếu có vấn đề, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện, điều trị. Nguy cơ khối u phát triển dẫn tới gãy xương hàm, biến thành u ác tính, chèn ép những thần kinh mạch máu ở xung quanh sẽ được phòng ngừa.

Vừa rồi là một số thông tin về u vùng hàm mặt. Có thể thấy nguy cơ ung thư với những trường hợp này là khá ít gặp. Tuy nhiên ta không thể vì vậy mà chủ quan. Việc thăm khám, điều trị kịp thời là rất cần thiết dù với u lành tính hay ác tính. Để có thể đảm bảo điều này, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay khi có bắt thường. Đồng thời, ta nên duy trì thói quen kiểm tra định kỳ sức khỏe bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital